Khôi phục vườn cây có múi sau khô hạn kéo dài
Để tăng sức chống chịu cho vườn cây có múi, giảm thiệt hại khi bị khô hạn kéo dài, nhà vườn cần thực hiện một số biện pháp.
Cụ thể:
- Giảm nhu cầu nước của cây: Trên bề mặt của lá có nhiều lổ thở gọi là khí khổng, khí khổng là nơi nước trong cây thoát ra ngoài không khí làm cây mất nước. Do đó, trong thời kỳ cây bị khô hạn kéo dài cần xén tỉa bỏ bớt cành lá để giảm sự tiêu thụ nước của cây. Giảm nhu cầu nước cũng là để giảm sốc cho cây.
- Giảm nhu cầu dinh dưỡng của cây: Khi cây bị khô hạn kéo dài tiến trình tạo dinh dưỡng đường bột của lá bị đình trệ và sự hấp thu dinh dưỡng khoáng của rễ cũng bị giảm nghiêm trọng. Do đó, trong điều kiện cây thiếu dinh dưỡng do khô hạn cần làm giảm nhu cầu dinh dưỡng của cây bằng cách xén bỏ tất cả bông, trái để giúp cây còn đủ dinh dưỡng chống chịu trong thời kỳ khó khăn này.
- Chống sốc cho cây: Trong thời gian cây thiếu nước bị sốc, cần phun hóc-môn Brassinolide để giúp cây hóa giải độc chất sốc do thiếu nước gây ra, ngoài ra Brassinolide còn giúp gia tăng áp suất thẩm thấu của rễ để cây hút được nước ở điều kiện đất khô.
- Phun phân bón qua lá: Sự hấp thu dinh dưỡng khoáng của rễ kém khi cây bị khô hạn, nên việc phun phân bón qua lá như Đầu Trâu MK15-5-40 là giải pháp giúp cây duy trì sự sống. Không sử dụng những loại phân kích thích cây ra chồi mới.
Sau khi cây bị khô hạn kéo dài, nhà vườn cần làm những việc sau đây để khôi phục nhanh vườn cây của mình như sau:
- Tỉa cành: Tỉa bỏ những cành bị sâu, bệnh và cành chết để giúp tán cây thông thoáng. Việc làm này sẽ hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh sau khi cây phục hồi và phát triển.
- Cải tạo đất: Sau thời gian đất bị khô hạn, độc chất phèn, mặn (ở vùng bị nhiễm mặn) trở nên nhiều hơn khi có nước trở lại. Để hóa giải nhanh các độc chất này, cần xới nhẹ lớp đất mặt và rãi đều phân bón chuyên dùng Đầu Trâu Mặn-Phèn (đây là loại phân giải độc mặn-phèn, thúc cây ra rễ).
- Kích thích rễ phát triển: Ngay sau khi cây qua thời kỳ khô hạn, rễ vẫn chưa phát triển mạnh để hút dinh dưỡng thì việc cung cấp phân bón qua lá là cần thiết để cây ra nhiều rễ mới, sau đó mới bón phân qua rễ. Nên chọn loại phân bón có đặc điểm kích thích ra rễ mạnh như Đầu Trâu MK-Lân.
- Bón phân sau khi cây hồi phục: Khi vườn cây trở lại bình thường, cần bón phân thông minh, hợp lí theo các giai đoạn của cây như:
Sau khi thu hoạch: Để giúp bộ rễ phát triển tốt hơn, ra nhiều chồi và nhiều cành mang trái cho vụ sau, ngoài việc bón phân Hữu cơ Đầu Trâu Organic Fertisoa 2kg/cây, nên bón phân có hàm lượng N, P cao và K thấp như Đầu Trâu NPK 20-15-5+TE hoặc Đầu Trâu AT1 với liều lượng từ 0,5-1 kg/cây. Tùy tình trạng sinh trưởng và phát triển cây có thể bón bổ sung Đạm hạt vàng 46A+ lúc 10-15 ngày sau thu hoạch với liều lượng từ 0,1 -0,2 kg/cây.
Trước khi ra hoa: Sau khi xiết nước khoảng 20-30 ngày (để phân hóa mầm hoa), tiến hành tưới nước và kết hợp bón phân để giúp cây ra hoa. Nên chọn loại phân có hàm lượng N, P và K gần bằng nhau như Đầu Trâu NPK 16-16-16+TE hoặc phân có hàm lượng P cao như Đầu Trâu AT2 với liều lượng từ 0,5 -1kg/cây.
Sau khi đậu trái: Để hạn chế rụng trái non, trái mau lớn, đạt mẫu mã thương phẩm và tăng chất lượng trái cần bón phân như sau: (a) Bón lần 1: Khi vừa đậu trái với loại phân như Đầu Trâu NPK 16-16-16+TE với liều lượng từ 0,3-0,5kg/cây; (b) Bón lần 2: Nên chọn phân có K cao, N vừa phải và P ít như Đầu Trâu NPK 15-5-20+TE hoặc Đầu Trâu AT3 với liều lượng từ 0,3-0,5kg/cây tùy vào cây có trái nhiều hay ít.
Có thể bạn quan tâm
Với nhiều ưu điểm như hạn chế sự ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường, thời tiết hoặc sâu bệnh gây hại,… tăng năng suất gấp 3 lần đến 4 lần so với ngoài trời
Dưa lưới là giống cây ăn quả ngắn ngày, có thể trồng 3-4 vụ/năm. Anh Tuấn cho biết sẽ mở rộng thêm nhà màng, nâng tổng diện tích 2.000m2 nhằm gia tăng sản lượng
Chi cục Trồng trọt-BVTV Bình Thuận xác nhận trên địa bàn đã xuất hiện sâu keo mùa thu hại ngô (bắp) trên địa bàn huyện Đức Linh.