Khoáng vi lượng tối ưu cho ấu trùng cá biển
Biến dạng xương là một trong những mối lo ngại lớn nhất khi nuôi cá biển; tuy nhiên, dị tật này có thể được giảm thiểu bằng cách tăng cường yếu tố vi lượng như kẽm.
Rủi ro dị tật xương
Một trong những nhiệm vụ và sứ mệnh quan trọng nhất của ngành NTTS hiện nay là sản xuất thành công ấu trùng và con giống khỏe mạnh, chất lượng cao theo quy mô công nghiệp. Ở giai đoạn ấu trùng, các vấn đề phát sinh phổ biến nhất là tỷ lệ sống thấp, dễ tổn thương trước các stress hoặc dịch bệnh, kích cỡ không đồng đều, tăng trưởng cận tối ưu và nguy cơ dị tật xương cao. Những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề trên chủ yếu do thiếu kiến thức nuôi trồng, chất lượng trứng kém, môi trường không được kiểm soát và nhiều bất cập về yếu tố dinh dưỡng, hệ sinh thái vi khuẩn cùng sự xuất hiện của các cơ chế gây bệnh. Sự xuất hiện của dị tật xương ở các loài cá biển nuôi hiện nay đang trở thành rào cản phát triển nghề nuôi biển vì gây tổn thất lớn tới kinh tế và sinh thái. Phần lớn dị tật xương xuất hiện suốt giai đoạn phát triển xương và cả giai đoạn phát triển sau này như khoảng thời gian sau khi cá hồi sinh sản. Biến dạng xương ảnh hưởng đến khả năng bơi, làm cho cá không tranh giành được thức ăn với cả đàn, dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm, tỷ lệ chết cao hơn và ảnh hưởng lớn đến phúc lợi động vật. Ở giai đoạn ấu trùng, tình trạng dị tật xương xuất hiện chủ yếu do người nuôi không nắm được các kiến thức về dinh dưỡng, môi trường và di truyền học.
Vi chất và sự phát triển của xương
Các tài liệu nghiên cứu hiện nay cho thấy, những thành phần vi chất đều ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Không phù hợp về chất lượng và số lượng protein (hàm lượng axit amin, peptide), dạng chất béo (triglyceride, phospholipid, tỷ lệ axit béo), vitamin, chất khoáng và khoáng vi lượng đều liên quan đến quá trình điều chỉnh, hình thành và khoáng hóa xương. Theo một số nghiên cứu của các học viện từ thập kỷ trước, ngành thủy sản thế giới đã tạo ra một cuộc các mạng lớn về cải tiến chất lượng vi chất trong khẩu phần ăn của ấu trùng cá biển. Mặc dù được coi như một dưỡng chất quan trọng nhất với phát triển xương, những kiến thức hay tài liệu về nguồn cung khoáng vi lượng tối ưu trong nuôi ấu trùng cá biển lại cực kỳ hạn chế.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm trên ấu trùng cá bơn Senegalese (Solea senegalensis) trong độ tuổi từ 42 đến 81 ngày sau khi ấp nở. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của việc bổ sung cùng lúc mangan (Mn) và kẽm (Zn) lần lượt ở tỷ lệ cao và thấp. Thức thức ăn cơ bản trong thử nghiệm được xây dựng theo công thức thức ăn công nghiệp WINFlat (do SPAROS sản xuất), trong đó cả 2 loại khoáng chất trên đều được bổ sung dưới dạng hữu cơ. Sau khi cho ăn khẩu phần thử nghiệm (lặp lại 4 lần), các nhà nghiên cứu đã phát hiện Mn và Zn đều không ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ lệ sống và hiệu suất tăng trưởng của ấu trùng cá bơn. Sử dụng hệ phương pháp nhuộm sợi xương để đánh giá tỷ lệ đắp thêm khoáng chất (MAR) trong đốt xương sống thì thấy loại vi khoáng (Mn, Zn) và liều bổ sung đều không ảnh hưởng đáng kể đến MAR.
Triển vọng
Mức độ nghiêm trọng của biến dạng xương sống được chia ra 3 vùng giải phẫu học gồm bụng, đuôi và phức hợp đuôi. Dị dạng xương được phân loại theo điểm số từ 0 đến 3. Dữ liệu tổng thể cho thấy, cá được ăn bổ sung khoáng vi lượng có tỷ lệ mắc chứng biến dạng xương rất thấp (<5%). Ngoài ra, hàm lượng Mn bổ sung cũng không ảnh hưởng tới điểm số biến dạng xương sống vùng bụng, trong khi ấu trùng cá bơn được bổ sung nhiều kẽm nhất sẽ ít bị biến dạng xương ở vùng đuôi.
Nâng cao kiến thức mới về dinh dưỡng tối ưu cho cá biển giai đoạn ấu trùng và áp dụng các phương pháp mới để đánh giá bản chất tự nhiên đa dạng của các tiêu chí sinh học như tăng trưởng, biến dạng xương, đề kháng chính là chìa khóa để tiếp tục cải thiện chất lượng của các vi lượng phục vụ ngành nuôi biển.
TS Michael Viegas Viện khoa học Y sinh Abel Salazar, Đại học Porto, Bồ Đào Nha
Có thể bạn quan tâm
Nghiên cứu mới đây cho thấy bổ sung Lactoferin trong sữa bò rất có ích cho cá nuôi, như là một chất phân tách sắt, tăng cường cho chức năng gan
Cá hồi Shinshu được nuôi tại quận Nagano - địa phương dẫn đầu phong trào xây dựng thương hiệu riêng cho cá hồi trên khắp Nhật Bản bất chấp địa hình nội lục
Năm 2019, Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau đã cung ứng số lượng rất lớn giống tôm càng xanh toàn đực cho vùng nuôi tôm - lúa, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân