Khoai tây Trung Quốc lại được vào chợ Đà Lạt
Ngày 10-11, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đồng ý cho các tiểu thương nhập lại khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt trước sự ngạc nhiên của rất nhiều người dân.
Nhiều tiểu thương ở chợ nông sản Đà Lạt tỏ ra khá vui mừng khi lệnh cấm trên bị bãi bỏ. Tuy nhiên, việc làm thiếu kiên quyết, mang tính nửa vời của chính quyền TP Đà Lạt lại khiến nhiều người dân tỏ ra thất vọng.
Trao đổi về vấn đề hủy lệnh cấm này, ông Dương Ngọc Đức, Trưởng phòng Kinh tế TP Đà Lạt, giải thích: Chính quyền TP cho phép nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt với điều kiện các tiểu thương, người cung cấp hàng hóa phải có đầy đủ chứng từ hóa đơn và phải cam kết không lấy đất đỏ bôi lên khoai Trung Quốc thành khoai Đà Lạt, mà chỉ được rửa sạch đất rồi đưa đi tiêu thụ.
Đồng thời, chính quyền TP Đà Lạt cũng yêu cầu các tiểu thương khi xuất khoai tây ra khỏi chợ nông sản Đà Lạt đều phải gắn nhãn hiệu trên bao bì ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (khoai tây của Trung Quốc hay khoai tây của Đà Lạt). Nếu tiểu thương nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm, có thể thu hồi mặt bằng kinh doanh vô điều kiện.
Ngay trong sáng 10-11, cơ quan chức năng của TP Đà Lạt đã làm việc với các tiểu thương ở chợ đầu mối để yêu cầu họ ký cam kết tuân thủ các quy định được đưa ra.
Trước đó, với quyết tâm lấy lại uy tín cho thương hiệu khoai tây Đà Lạt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, UBND TP Đà Lạt đã yêu cầu tất cả 75 hộ kinh doanh ở chợ này (khoảng 24 hộ chuyên buôn bán khoai tây) phải ký cam kết không nhập khoai tây có nguồn gốc Trung Quốc.
Đồng thời, kể từ ngày 3-11, UBND TP Đà Lạt đã thành lập hẳn một tổ công tác liên ngành đóng chốt 24/24 giờ tại chợ nông sản Đà Lạt để kiểm tra, giám sát việc cấm nhập khoai tây Trung Quốc của các tiểu thương.
Tuy nhiên, từ khi có lệnh cấm, một số tiểu thương lại cho rằng mình bị gặp khó khăn trong việc kinh doanh nên đã bắt đầu tính đến chuyện trả lại mặt bằng để ra khỏi chợ tìm nơi kinh doanh mới.
Có người còn cho rằng lệnh cấm của UBND TP Đà Lạt chưa thực sự triệt để vì không thể ngăn tiểu thương nhập khoai tây Trung Quốc về và đem ra ngoài để trộn đất, biến thành khoai tây Đà Lạt sau đó mang đi tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Mới đầu mùa khô nhưng tình trạng hạn hán đã đến mức báo động. Hàng ngàn hécta lúa đứng trước nguy cơ chết cháy, hàng nghìn người đang gấp gáp căng sức chống chọi với hạn hán.

Xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) là địa phương có nhiều vùng đất cát, trồng hoa màu kém hiệu quả. Tận dụng những vùng đất nhỏ, trồng hoa màu không hiệu quả nhiều hộ dân ở xã Ninh Ích đã trồng cây tam thất để tăng thu nhập.

Cách đây 2 năm, anh về xã Phước Hậu, Phước Thuận (Ninh Phước) học hỏi kinh nghiệm chuyển đổi 2 sào đất sang trồng táo. Năm 2013 cắt 3 lứa táo bán được hơn 100 triệu đồng, tính ra mỗi ha cho thu nhập 500 triệu đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Vừa qua, Chi cục thủy sản Ninh Bình đã tổ chức hội nghị nghiệm thu, đánh giá kết quả thả giống cá nác hoa trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nuôi cá Nác hoa thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn”.

Trước khi đầu tư trồng, nông dân được công ty cung cấp giống quảng cáo là bắp có hạt dẻo, ngọt, rất được người tiêu dùng chuộng.