Khoai Tây Sinora Nhiều Củ, Ít Sâu
Giống khoai tây Sinora có năng suất, hàm lượng chất khô cao, chống chịu tốt với bệnh mốc sương, chậm thoái hóa, thích ứng với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của vùng đồng bằng sông Hồng.
Khoai tây đang là cây trồng chính được trồng với diện tích ngày càng nhiều, nhất là trong vụ đông xuân ở miền Bắc. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Hưng Yên (Sở KHCN Hưng Yên) vừa tiến hành trồng thử nghiệm giống khoai tây Sinora từ vụ đông năm 2011.
Qua theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển cho thấy, giống khoai tây Sinora có năng suất, hàm lượng chất khô cao, chống chịu tốt với bệnh mốc sương, chậm thoái hóa, thích ứng với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của vùng đồng bằng sông Hồng. Khoai tây Sinora cho năng suất khá cao và ổn định, dao động 18 – 19,4 tấn/ha. Giống có kích cỡ củ lớn, mắt củ nông, dạng củ đẹp, ruột củ màu vàng và hàm lượng chất khô chiếm khoảng 19,7 – 20,4%.
Ông Lê Văn Lương- Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN cho biết: Khoai tây Sinora là một trong những giống góp phần quan trọng trong xây dựng vùng trồng khoai tây hàng hóa của tỉnh. Theo ông Lương, khi trồng khoai tây, bà con nông dân chọn củ giống đen cắt phải có độ trẻ về sinh lý, ít teo móp, kích cỡ củ đồng đều, khối lượng ít nhất 50g/củ. Củ giống có mầm tươi, sạch bệnh, mầm mới nhú, mọc khỏe.
Nguyên tắc cắt củ giống phải tuân thủ tuyệt đối theo phương pháp cắt dính, nghĩa là miếng cắt không rời hẳn ra mà còn dính lại khoảng 2-3mm. Cắt củ xong phải úp ngay 2 miếng cắt còn dính lại với nhau (như trước khi cắt) rồi xếp vào khay đựng. Không cần xử lý củ giống sau cắt với bất kỳ hóa chất nào. Sau khi cắt, củ giống phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 18-200C.
Thời gian để miếng cắt lành vết thương mất khoảng 7-10 ngày. Trước khi trồng (1-2 ngày), nên tách hẳn miếng cắt ra làm đôi để miếng cắt lành hoàn toàn.
Có thể bạn quan tâm
Kết hợp với kết quả nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc từ các giống khoai tây nhập nội và trong nước trong nhiều năm qua của các nhà khoa học, của các viện, các trường và các cơ sở nhân giống, cùng với kết quả bước đầu của mình, dự án " Khoai tây Việt-Đức “ giai đoạn 1 đã giới thiệu một số giống khoai tây thịnh hành ở ĐBSH để bà con nông dân tham khảo, áp dụng:
Sau hơn một năm tiến hành thử nghiệm, kỹ sư (KS) sinh học Lê Văn Cường (phường 8, TP Đà Lạt) đã nhân giống khoai tây thành công trong môi trường không khí (khí canh) chứ không trồng dưới đất theo cách thông thường.
Khác với kỹ thuật trồng khoai tây theo phương pháp truyền thống từ trước đến nay là làm đất, bón phân lót, lên luống, trồng, chăm sóc, vun gốc v.v… vụ đông 2009 vừa qua KS. Nguyễn Hữu Khương, cán bộ kỹ thuật công ty TNHH An Phú Nông đã trồng thử nghiệm thành công 2 mẫu khoai tây trên chân đất 2 vụ lúa bằng biện pháp kỹ thuật mới, kỹ thuật trồng không cần làm đất có che phủ rơm rạ cho năng suất cao, chất lượng khoai thương phẩm tốt mà chi phí sản xuất lại giảm nhiều.
Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao vì vậy, khoai tây là cây lương thực chủ yếu của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, khoai tây là cây vụ đông quan trọng trong công thức luân canh Lúa Xuân - Lúa mùa sớm - Khoai tây.
Giống khoai tây Sinora có năng suất, hàm lượng chất khô cao, chống chịu tốt với bệnh mốc sương, chậm thoái hóa, thích ứng với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của vùng đồng bằng sông Hồng.