Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Khoa học công nghệ song hành, nông thôn mới tăng tốc

Khoa học công nghệ song hành, nông thôn mới tăng tốc
Tác giả: Trần Đáng
Ngày đăng: 26/10/2016

Theo Sở NNPTNT TP.HCM, 9 tháng đầu năm 2016, nông nghiệp thành phố khởi sắc đã góp phần giúp xã Tam Thôn Hiệp hoàn thành tiêu chí thu nhập, giúp huyện Cần Giờ - huyện nghèo nhất của thành phố hoàn tất 6/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Các nguyên nhân chủ yếu góp phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn thời gian qua là sự quan tâm phát triển sản xuất, gia tăng giá trị ngành nông nghiệp, huy động nguồn lực đầu tư trong nhân dân từ các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị của thành phố.

Chuyển dịch đúng hướng

UBND huyện Nhà Bè cho biết, nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) (giai đoạn 2016 – 2020, huyện đã tập trung triển khai các chính sách ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ về giống, cây, con giá trị cao. Cụ thể, để thu hút việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ về giống, cây, con giá trị sản lượng cao góp phần thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện đã tiếp tục thực hiện chủ trương “cho phép chủ đầu tư xây dựng tạm các công trình để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh tại các dự án chưa triển khai và chậm triển khai, thực hiện”.

Trong ảnh: Anh Phạm Chí Tâm (Thái Mỹ, Củ Chi, TP.HCM) với trại rau ăn quả VietGAP thu nhập cả tỷ đồng/năm. Ảnh: T.Đ

Hiện chưa có điều tra cập nhật mới về thu nhập tại 56 xã thuộc 5 huyện, căn cứ kết quả đạt tiêu chí thu nhập của 4 xã: Thạnh An, An Thới Đông, Bình Khánh và xã Tam Thôn Hiệp (Cần Giờ), tạm tính thu nhập bình quân của các hộ tại 56/56 xã là 41,477 triệu đồng/người/năm.

(Nguồn: Sở NNPTNT TP.HCM)

Theo ông Phạm Văn Quý – Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) huyện, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong đầu tư sản xuất nông nghiệp luôn được huyện quan tâm hướng dẫn. Huyện đã hỗ trợ ND đầu tư thử nghiệm mô hình mới có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao vào sản xuất và nhân ra diện rộng như: Mô hình trồng lan cắt cành dendro; mô hình ghép và chăm sóc mai; mô hình nuôi tôm sú; nuôi cua; nuôi cua xen tôm; nuôi cá rô phi an toàn vệ sinh thực phẩm... nhằm góp phần tạo điều kiện cho ND đầu tư mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập.

Định hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị hiệu quả, bền vững gắn với xây dựng NTM như: Phát triển mô hình nuôi thủy sản kết hợp với kinh doanh, dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí; ứng dụng cơ giới hóa trong việc tưới nước, bón phân, phun thuốc cho trồng hoa lan, cây kiểng, nấm, dưa lưới…

Trong khi đó, tại huyện Củ Chi, ông Lê Thanh Phong - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Củ Chi cho biết, huyện đã chỉ đạo thực hiện các hoạt động hỗ trợ ND, như: Áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi góp phần phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại hiệu quả và mang tính bền vững.

Chưa khai thác hết thế mạnh

Sở NNPTNT thành phố đánh giá, qua thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại 56 xã thuộc địa bàn 5 huyện, cho thấy sản xuất nông nghiệp thành phố đã chuyển dịch đúng hướng với những mô hình về các giống cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao theo hướng nông nghiệp đô thị như: Bò sữa, rau an toàn, hoa lan - cây kiểng, cá cảnh…

Ông Nguyễn Hữu Đệ - chủ trang trại lan Mokara vừa được thành lập tại xã Quy Đức (Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, trước đây ông trồng gần 2ha rau ăn lá, nhưng từ khi chuyển 1.000m2 qua trồng hoa lan, ông thấy đỡ nhọc nhằn mà thu nhập khá hơn nhiều.

Có thể thấy, thời gian qua, sự tham gia, hỗ trợ tích cực của các hội đoàn thể nhất là Hội ND đã góp phần duy trì và phát triển ngành nghề nông thôn, ngành nghề phi nông nghiệp, giải quyết lao động nông nhàn. Tuy nhiên, dù đạt được một số kết quả, nhưng nhìn chung nông nghiệp các huyện vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của vùng sản xuất nông nghiệp đô thị, sinh thái, môi trường xanh, sạch, đẹp gắn với phát triển du lịch, nơi an dưỡng, nghỉ ngơi.

“Thật ra, các huyện vẫn chưa nhân rộng mô hình sản xuất theo thế mạnh của mình. Tại các xã có mức độ đô thị hóa cao như ở huyện Nhà Bè, Hóc Môn… việc đào tạo nghề phi nông nghiệp ở một mức độ nhất định vẫn chưa đáp ứng theo nhu cầu đào tạo nghề của người dân” - Phó Chủ tịch Hội ND thành phố Trần Trường Sơn nhận định. 


Có thể bạn quan tâm

Giấc mơ “Fukuoka Việt” Giấc mơ “Fukuoka Việt”

Masanubo Fukuoka, người Nhật, được xem là ông tổ của nông nghiệp thuận tự nhiên thời thanh niên cũng là một nghiên cứu sinh đam mê nghiên cứu trong phòng thí ng

26/10/2016
Người dở hơi trồng nho, nuôi cá ở vùng rốn hạn Người dở hơi trồng nho, nuôi cá ở vùng rốn hạn

Với mô hình nuôi cá nước ngọt và trồng nho xanh, anh Trần Cao Tiên ở thôn Thành Sơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng

26/10/2016
NPK-S Lâm Thao trị độ pH trong đất, vùng dứa bội thu NPK-S Lâm Thao trị độ pH trong đất, vùng dứa bội thu

Những năm gần đây, người trồng dứa ở thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) đã rỉ tai nhau bí quyết sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao để “trị” độ pH trong đất

26/10/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.