Khảo nghiệm giống chuối Nam Mỹ cho năng suất cao
Năm 2019, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành khảo nghiệm sản xuất một số giống chuối mới tại 3 huyện ngoại thành.
Giống chuối Nam Mỹ thích nghi sinh thái ngoại thành Hà Nội.
Đó là các huyện Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ba Vì, đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau của Hà Nội.
Mô hình triển khai tại HTXNN Vân Nam - Phúc Thọ, HTX Minh Châu - Ba Vì, nhóm hộ nông dân xã Văn Nhân - Phú Xuyên đều có kinh nghiệm trong sản xuất chuối.
Mô hình tổ chức tập huấn về kỹ thuật quy trình kỹ thuật khảo nghiệm sản xuất một số giống chuối mới theo tiêu chuẩn Việt Nam. Hướng dẫn các hộ thành viên thiết kế vườn, giâm giống, trồng đúng kỹ thuật. Thường xuyên theo dõi, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Giống khảo nghiệm sản xuất là chuối Nam Mỹ. Giống đối chứng là chuối tiêu hồng. Địa điểm, diện tích thực hiện 12 ha. Trong đó HTXNN Vân Nam 6 ha, nhóm hộ ông Hoàng Văn Hoạt, xã Văn Nhân 1 ha, HTXNN Minh Châu 5 ha. Thời vụ trồng giữa tháng 3/2019.
Đặc điểm nông sinh học giống chuối Nam Mỹ qua khảo nghiệm cho thấy: Chuối Nam Mỹ có chiều cao cây hơn chuối tiêu hồng 16 cm. Chuối Nam Mỹ có đường kính thân giả hơn chuối tiêu hồng 16 cm.
Tốc độ ra lá: Giống khảo nghiệm và đối chứng 7 ngày. Thời gian từ khi trồng đến khi ra hoa: Cả 2 giống khảo nghiệm và đối chứng là 195 ngày. Thời gian từ ra hoa đến thu hoạch: Cả 2 giống khảo nghiệm và đối chứng là 135 ngày. Thời gian sinh trưởng từ trồng đến khi thu hoạch: Cả 2 giống khảo nghiệm và đối chứng là 330 ngày .
Qua theo dõi sâu bệnh trên giống chuối Nam Mỹ và chuối tiêu hồng cho thấy: Các đối tượng sâu hại xuất hiện ít, chủ yếu bọ nhảy, sâu ăn lá cắn tỉa rải rác; bọ xít, bọ cánh cứng, rệp gây hại không đáng kể. Bệnh Palama (vàng lá) gây hại nặng ảnh hưởng năng suất, chất lượng chuối, trong đó giống chuối tiêu hồng bị nhiễm 55%, giống chuối Nam Mỹ 60-70%. Chuối Nam Mỹ và tiêu hồng có khả năng chống đổ tốt.
Giống chuối Nam Mỹ và chuối tiêu hồng được trồng cùng mật độ có số buồng như nhau (2.000 buồng). Chuối Nam Mỹ có số nải/buồng cao hơn so với đối chứng là 0,8 nải/buồng. Chuối Nam Mỹ có số nải/buồng cao hơn so với đối chứng là 2 nải/buồng. Chuối Nam Mỹ có khối lượng trung bình buồng cao hơn so với đối chứng là 5,7 kg/buồng. Năng suất chuối Nam Mỹ cao hơn chuối tiêu hồng 11,4 tấn/ha.
Trong điều kiện sản xuất năm 2019, các giống khảo nghiệm ở cả 3 vùng sinh thái đều cho năng suất cao hơn đối chứng tương ứng. Tại điểm HTXNN Vân Nam, năng suất giống chuối khảo nghiệm giống Nam Mỹ cao hơn giống đối chứng tiêu hồng 10,9 tấn/ha. Tại điểm HTXNN Minh Châu, năng suất giống chuối khảo nghiệm giống Nam Mỹ cao hơn giống đối chứng tiêu hồng 9,5 tấn/ha. Tại điểm nhóm hộ ông Hoàng Văn Hoạt, xã Văn Nhân, năng suất giống chuối khảo nghiệm giống Nam Mỹ cao hơn giống đối chứng tiêu hồng 9,8 tấn/ha.
Theo kết quả khảo nghiệm, giống chuối Nam Mỹ có thời gian sinh trưởng 330 ngày; cao cây trung bình 256 cm; chống đổ tốt; chống chịu khá với các đối tượng sâu bệnh; có kiểu hình thân lá đẹp; năng suất dao động từ 50 - 55,3 tạ/ha, cao hơn chuối tiêu hồng từ 9,5 – 10,8 tấn/ha; thích hợp các chân đất bãi. Tuy nhiên nhiễm nặng bệnh vàng lá do nấm Parama có trong đất gây nên.
Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đề nghị Sở NN-PTNT Hà Nội cho tiếp tục khảo nghiệm giống chuối Nam Mỹ vào những năm tiếp theo tại các vùng vùng sinh thái khác nhau của Hà Nội để tiếp tục theo dõi, đánh giá trên diện rộng của thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) tổ chức hội thảo tổng kết Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất xoài và nhãn theo VietGAP ở vùng Nam Bộ phục vụ xuất khẩu”.
Có người từng ví huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là “Hoa Quả Sơn” của Việt Nam với bốn mùa hoa trái trĩu cành.
Con bò không bị dịch bệnh, giá bán luôn bình ổn nên nông dân tỉnh này đang phát triển mạnh nghề nuôi bò.