Khẩn cấp tiêu úng, hạn chế xuống giống mới
Chuyển đổi các diện tích bị ngập úng
Trung tâm Khuyến nông quốc gia cũng đang đề xuất Bộ NNPTNT cho triển khai 2 dự án chuyển đổi khẩn cấp gồm dự án nuôi cá rô phi đơn tính và nuôi gà tại 2 xã bị thiệt hại nặng nhất của huyện Bát Xát (Lào Cai) sau cơn bão số 1, 2 là Cốc San và Quang Kim.
Trao đổi với NTNN sáng 23.8, ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho rằng: Đến nay diện tích lúa, hoa màu ngập úng đã giảm, các địa phương đang tiếp tục bơm tiêu úng, cập nhật diện tích còn bị ngập.
Ông Định cho biết, trong ngày 23.8 đoàn công tác của Cục Trồng trọt đã đi kiểm tra, khảo sát, thống kê thiệt hại tại tỉnh Vĩnh Phúc - địa phương được đánh giá là tỉnh thiệt hại nặng nhất về nông nghiệp, đặc biệt là các diện tích lúa cấy sớm đang làm đòng bị ngập sâu trong nước do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vừa qua.
Cũng theo ông Định, hiện Cục đang yêu cầu các tỉnh nhanh chóng thống kê thiệt hại sau cơn bão số 3 vừa qua khẩn trương gửi lên Bộ để có biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp nông dân các tỉnh bị thiệt hại sớm ổn định lại đời sống, sản xuất.
Về công tác triển khai khắc phục hậu quả sau bão số 3, ông Trần Văn Khởi – quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) cho biết: Cùng với việc hỗ trợ hạt giống cho các tỉnh, giữa tháng 8 vừa qua theo chỉ đạo của Bộ, trung tâm phối hợp các đơn vị liên quan triển khai tổ chức 20 lớp tập huấn kỹ thuật chuyển đổi từ đất trồng lúa sang ngô tại Lào Cai, trong đó có 2 lớp đào tạo tiểu giáo viên do Viện Nghiên cứu ngô chủ trì.
Tập trung bón thúc cho lúa, màu
Chính phủ đã có quyết định cấp hỗ trợ giống rau từ nguồn dự trữ hạt giống quốc gia, đề nghị các địa phương có phương án tiếp nhận và chủ động khôi phục sản xuất sau bão”.
Ông Trần Xuân Định
Về biện pháp khắc phục lúa, hoa màu sau mưa bão số 3, Bộ NNPTNT khuyến cáo: Đối với diện tích lúa, rau màu bị ngập các địa phương cần triển khai tiêu úng nhanh chóng.
Đối với các diện tích lúa tiêu úng kịp thời cần khuyến cáo các biện pháp chăm sóc kịp thời như bón thúc kali cho diện tích lúa đứng cái, làm đòng, phun thêm các chất hỗ trợ sinh trưởng, phân qua lá cho lúa, rau màu ở vùng bị ảnh hưởng nhẹ.
Theo Cục Trồng trọt, sau bão, do tác động của gió giật, mưa lớn làm tổn thương, rách lá, bệnh bạc lá có nguy cơ lây lan, bùng phát mạnh.
Cần chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành và cán bộ kỹ thuật, khuyến nông tăng cường bám sát đồng ruộng, dự tính, dự báo tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại như bệnh bạc lá, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân...
để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh hại gây ra…
Ông Trần Xuân Định cho biết: “Với vùng trồng rau màu khuyến cáo nông dân nên vét sâu các rãnh, luống, đào sâu các đầu luống để thoát nước nhanh, kịp thời khi bị ngập, không để nước ngập lâu trong ruộng gây thối rễ, thối cây; đối với diện tích bị thiệt hại hoàn toàn do bão số 1 và 2 cần chỉ đạo bà con tạm dừng gieo trồng trong thời điểm này; đồng thời chuẩn bị hạt giống rau màu để sẵn sàng gieo trồng lại phòng mưa lớn gây khan hiếm nguồn cung rau”.
Ngoài ra, đối với các loại cây ăn quả bị ảnh hưởng sau bão, bà con cần phân loại các loại cây để có phương pháp khắc phục cho hợp lý.
Đặc biệt, với cây chuối, vườn chuối chỉ bị rách lá, nghiêng cây và không bị gãy thân, bà con cần khai rãnh ở mặt luống để nước thoát nhanh, giúp rễ mau thông thoáng hơn.
Triển khai ngay công tác cắt tỉa các lá bị gãy, vệ sinh đồng ruộng; khi đất đã se mặt bón phân với liều lượng thích hợp để kích thích cây hồi phục mọc rễ mới.
Ngoài ra, bà con cần cung cấp ngay các dưỡng chất qua lá (phân bón lá Yogen; phân bón lá Đầu Trâu)...
để tăng cường khả năng hồi phục của cây.
“Với những vườn chuối bị gãy thân chính, bà con cần chọn và xử lý tàn dư cây gãy đổ; chọn 1-2 chồi khỏe nhất trong khóm để chăm sóc thành cây thay thế cây chính đã bị gãy đổ.
Đồng thời cung cấp các dưỡng chất qua lá (phân bón lá Yogen; phân bón lá Đầu Trâu)...
để tăng cường khả năng hồi phục của cây.
Khi đất se mặt có thể bón phân với liều lượng thích hợp để tạo điều kiện cây con sinh trưởng khỏe” – ông Định nhấn mạnh.
Riêng với cây nhãn, cây có múi khác, Cục Trồng trọt khuyến cáo, bà con cần làm ngay việc đào rãnh, thoát nước nhanh trong vườn, nhất là với những vườn đất thấp chuyển đổi từ đất lúa, giúp rễ mau thông thoáng.
Cùng với đó là cắt bỏ những cành gãy, cành bị tổn thương nặng.
Đồng thời xới mặt đất (ở vùng tán cây) bằng cuốc răng (sâu 5 - 10cm) để phá váng khi đất đã se mặt, giúp đất được thông thoáng.
Và việc không thể thiếu là cần cung cấp các dưỡng chất qua lá (phân bón lá Yogen; phân bón lá Đầu trâu)...
để tăng cường khả năng hồi phục của cây).
Có thể bạn quan tâm
Siêng năng cần cù, chịu khó học hỏi, mạnh dạn đầu tư, chị Hồ Thị Hồng ở Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu đã thành công khi nuôi lợn nái ngoại cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Sáng 23.8 Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội thảo “Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Tham dự chương trình có đại diện UBND tỉnh, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, người dân…
Nhằm đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM (TTKN) đang tăng cường chuyển giao nhiều mô hình thu hút nông dân (ND) tham gia sản xuất.