Khắc Phục Vườn Bưởi Da Xanh Bị Suy Kiệt
Hiện nay, một số vườn bưởi da xanh sau khi thu hoạch vài vụ thì có triệu chứng vàng lá, cây còi cọc, ít ra đọt non, trái nhỏ, cây bị suy kiệt thậm chí một số cây chết, nhất là trong mùa khô hạn.
- Trường hợp cây bị suy kiệt nặng, lá rụng nhiều thì biện pháp cấp thời là phải cắt bỏ ngay bông, trái, sau đó tưới nước đầy đủ để giúp cây hồi phục. Xới xáo cho đất thông thoáng. Bón phân có hàm lượng lân cao để giúp cây ra rễ mới, phục hồi khả năng sinh trưởng. Khi cây có được đọt non, nên phun phân bón lá giúp cho đọt phát triển tốt. Chú ý phòng ngừa sâu bệnh tấn công đọt non như bệnh loét, sâu vẽ bùa,…
- Về lâu dài, cần chú ý tưới đủ nước cho cây trong giai đoạn mang trái, nhất là trong mùa khô hạn nặng. Nên giữ mực nước trong mương ổn định từ 60 - 80 cm từ mặt liếp trong suốt năm.
- Bón nhiều phân hữu cơ hàng năm sau khi thu hoạch để làm cho đất tơi xốp, kết hợp cung cấp nấm đối kháng Trichoderma (chế phẩm sinh học Trico - ĐHCT) tăng cường hoạt động vi sinh vật trong đất, đồng thời bón cân đối lượng phân vô cơ (N-P-K) đáp ứng nhu cầu của cây theo từng thời kỳ. Nên cung cấp thêm vôi chung quanh gốc, quét vôi vào gốc cây khoảng trên 50 cm vào cuối mùa nắng.
- Nên để trái với số lượng vừa phải tùy theo kích thước tán cây và tình trạng sinh trưởng của cây. Không nên để cây mang trái quá sớm khi tuổi cây còn nhỏ.
- Trong vườn nên trồng các loại cỏ thân thấp, ít cạnh tranh dinh dưỡng, để giúp đất thông thoáng (để cỏ cách gốc 50 cm).
- Nếu xác định bệnh vàng lá thối rễ thì phải sử dụng thuốc hóa học. Xới nhẹ quanh gốc và tưới thuốc Ridomil Gold hoặc Acrobat. Chú ý: chỉ sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma sau khi xử lý thuốc 15 - 20 ngày.
Để cây bưởi da xanh phát triển tốt và có khả năng cho trái lâu dài, nhà vườn nên tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật, chăm sóc đúng mức, không khai thác quá mức khả năng cho trái của cây, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh xì mủ thân (còn gọi là thối gốc chảy nhựa) trên cây bưởi do nấm Phytophthora sp gây ra. Chúng gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Trên thân, nấm tấn công gần gốc, cách mặt đất lên khoảng 1 m. Triệu chứng đầu tiên trên vỏ thân có đốm sậm màu, hơi ướt. Sau đó, vết bệnh chuyển màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu, làm lá vàng héo và rụng dần. Đôi khi nấm còn tấn công các cành phía trên cao.
Vào thời điểm cuối tháng 3 này, đại đa số các vườn bưởi Diễn của huyện Đan Phượng, Hà Nội và các nơi trong vùng lộc lá đã xanh, hoa đã rụng hết nhưng hầu như không có quả hoặc có nhưng rất ít, báo hiệu lại một năm mất mùa bưởi Diễn.
Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện cây ăn quả Miền Nam (SOFRI), nhà vườn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp phòng chống sâu đục quả bưởi, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất và đời sống.
Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây
Bón phân cho mô đất trước khi trồng: đất cuốc lên phơi khô trộn đều với 10kg phân hữu cơ hoai gồm phân heo trộn tro trấu, xơ dừa. Chính giữa đỉnh mô móc lỗ sâu 0,2m rải vôi càng long (vôi bột) lót đáy phân lân.