Khắc Phục Ngộ Độc Nước Ở Bê Non

Bê bị ngộ độc nước thường xảy ra vào mùa nóng nực khi uống quá nhiều nước. Bê non dưới 6 tháng tuổi hay bị bệnh này, đặc biệt là bê trong giai đoạn cai sữa. Sau khi uống nhiều nước, bụng phồng to, con vật tỏ ra đau đớn, niêm mạc tím tái, toát mồ hôi, cơ bắp run, nếu bị nặng có thể sùi bọt mép.
Hô hấp lúc đầu giảm, sau tăng lên đến khó thở, nghe thở mạnh thấy có tiếng rung lồng ngực. Trường hợp nặng phổi thuỷ thũng. Con vật bị bệnh ỉa chảy vọt cần câu, phân như nước. Nước tiểu có màu đỏ sẫm hay nâu đỏ hoặc có thể có màu nâu đen. Bệnh nặng con vật có thể bị tử vong.
Phòng bệnh: Không nên cho bê uống quá nhiều nước một lúc vào mùa hè nóng nực. Lượng nước một lần uống không quá 8% trọng lượng của cơ thể. Khi cho bê uống nước, nên bổ sung thêm 0,4- 0,8% muối ăn.
Trị bệnh: Nguyên tắc của trị bệnh là bổ sung muối, chất điện giải và tăng cường thuốc lợi tiểu. Xin giới thiệu phác đồ điều trị bệnh ngộ độc nước ở bê bằng thuốc nam, thuốc tây kết hợp có hiệu quả trị bệnh cao, thực tế phác đồ này được nhiều cán bộ thú y cơ sở điều trị có hiệu quả bê con ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian vừa qua.
Phác đồ điều trị: Thuốc nam cho uống:
- Nước muối: 500-1.000 ml dung dịch nước muối 5%.
- Râu ngô, bông mã đề, thân dứa dại: mỗi thứ lượng bằng nhau tổng 3 loại khoảng 0,5kg sắc với 3lít nước, lấy 1lít nước thuốc đặc cho uống.
Kết hợp với tiêm thuốc thú y:
- Cafein: 10-50 mg/kg thể trọng.
- Urotropin: 0,5-1 g/con/ngày.
- Hypothiazid: 20-50 mg/con/ngày.
Các loại thuốc thú y nên mua của những hãng sản xuất thuốc thú y lớn đảm bảo chất lượng, có uy tín nhiều năm như: Bi-0; Thú y xanh Việt Nam, VEMEDIM; Nafa... Cần điều trị như phác đồ trên liên tục cho tới khi bê khỏi bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Do gieo tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật, gây tổn thương hoặc thủng thành tử cung; khẩu phần thừa hoặc thiếu nhu cầu dinh dưỡng cần thiết làm bò đẻ khó, dẫn đến tử cung bị tổn thương hoặc sót nhau; không vệ sinh chuồng trại sạch sẽ ở giai đoạn bò đẻ là những yếu tố thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập, tồn tại, phát triển và gây bệnh. Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của vật nuôi như giảm sức sản xuất sữa, chậm động dục trở lại, giảm 8 - 10% tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên

Bệnh do sán lá Fasciola hepatica và Fasciola gigantica ký sinh trong gan và ống dẫn mật gây ra, ở nước ta chủ yếu là do Fasciola gigantica. Bệnh thường xảy ra ở thể mãn tính, ít gây chết nhưng làm gia súc gầy ốm, tiêu chảy kéo dài, giảm năng suất, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.

Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi có điều kiện khí hậu thời tiết ôn hòa, nguồn thức ăn dồi dào… phù hợp cho phát triển chăn nuôi đại gia súc đặc biệt là phát triển chăn nuôi bò theo quy mô trang trại, gia trại.

Tục ngữ có câu: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”, chẳng biết nuôi tằm cực khổ thế nào chứ chăm sóc bê sơ sinh là công việc vô cùng cực nhọc.

Bệnh giun phổi ở loài nhai lại còn gọi viêm phế quản, nguyên nhân do ký sinh trùng. Bệnh thường phát nhiều ở loài nhai lại, nhất là bò từ 2-12 tháng tuổi, sau đó giảm dần, đến tuổi trưởng thành bệnh nhiễm rất thấp.