Khả năng sinh sản, sinh trưởng của tổ hợp lai giữa lợn nái Mường Lay, nái Bản với đực Rừng
Lợn Bản và lợn Mường Lay là hai giống bản địa, là nguồn gen quý được nuôi khá phổ biến ở Điện Biên, thích nghi tốt với môi trường nuôi, khả năng kháng bệnh cao, sử dụng tốt thức ăn giàu xơ, nghèo dinh dưỡng, thịt thơm ngon… đặc biệt phù hợp điều kiện chăn nuôi nông hộ.
Hình minh hoạ
Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định khả năng sinh sản và sinh trưởng của tổ hợp lai giữa lợn đực Rừng và nái Mường Lay, nái Bản trong điều kiện chăn nuôi nông hộ.
Nghiên cứu thực hiện trên 120 ổ đẻ của 40 nái từ lứa 1 đến lứa 3: 20 nái Mường Lay với 60 ổ đẻ, 20 nái Bản với 60 ổ đẻ và 60 lợn lai; trong đó có 30 lợn lai F1 (Rừng X Mường Lay), 30 F1 (Rừng X Bản) nuôi thịt trong các hộ gia đình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi phối với lợn đực Rừng, nái Mường Lay có các chỉ tiêu số con/ ổ và khối lượng/ ổ cao hơn so với nái Bản; song khối lượng tích lũy và tăng khối lượng lúc nuôi thịt đến 8 tháng tuổi của lợn F1 (Rừng X Mường Lay) và F1 (Rừng X Bản) nuôi thịt là tương đương.
Nguồn tin: Tạp chí KHKT Chăn Nuôi (tháng 2/2014)
Có thể bạn quan tâm
Trong phần này, nội dung chính đề cập đến tầm quan trọng của sữa đầu, thân nhiệt, kháng thể của heo con… cũng như vai trò quan trọng của heo nái
Khoáng vi lượng chỉ chiếm một phần nhỏ trong nhu cầu nhưng lại đóng góp vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của lợn.
Ngan Pháp có tính thích nghi cao, dễ nuôi, ít bệnh, trọng lượng lớn, thịt ngon và tỷ lệ thịt cao hơn ngan nội địa.