Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Kế hoạch hành động phát triển nuôi tôm nước lợ 6 tháng cuối năm 2016

Kế hoạch hành động phát triển nuôi tôm nước lợ 6 tháng cuối năm 2016
Tác giả: Văn Thọ
Ngày đăng: 11/08/2016

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tổng diện tích thả nuôi 6 tháng đầu năm 2016 đạt 619.126 ha; sản lượng tôm nuôi 6 tháng đầu năm đạt 191.560 tấn bằng 28% kế hoạch năm 2016, trong đó: sản lượng tôm sú đạt 112.462 tấn; tôm thẻ chân trắng đạt 79.098 tấn.

Để nâng cao hiệu quả nuôi tôm nước lợ, đảm bảo phát triển sản xuất và duy trì mục tiêu tăng trưởng, đạt mục tiêu đề ra cho ngành tôm nước lợ trong năm 2016 (tổng diện tích nuôi tôm nước lợ là 683.422 ha, tổng sản lượng đạt 680.000 tấn). Bộ Nông nghiệp &PTNT vừa ban hành Quyết định số 3177/QĐ-BNN-TCTS, về triển khai kế hoạch hành động phát triển nuôi tôm nước lợ 6 tháng cuối năm 2016. Theo đó, trong 6 tháng cuối năm 2016, Tổng cục Thủy sản cần phối hợp các đơn vị và địa phương nỗ lực tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ sau:

Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địa phương phối hợp triến khai thực hiện, phát triển sản xuất và tiêu thụ. Xây dựng chương trình phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ, kiểm soát dịch bệnh, kịp thời xử lý các ổ dịch. Tăng cường quan trắc môi trường và dịch bệnh tại các vùng nuôi. Đẩy mạnh thả nuôi tại những vùng đã được quy hoạch, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh. Tổ chức các đợt thanh kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh vật tư thủy sản vi phạm.

Tăng cường liên kết trong sản xuất, nhân rộng các hình thức hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm nước lợ, mô hình nuôi tôm hiệu quả. Xây dựng các chương trình tuyên truyền phổ biến kỹ thuật trên các thương tiện thông tin đại chúng.

Áp dụng các giải pháp kỹ thuật, kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào, kiểm soát dịch bệnh và chất lượng sản phẩm tôm giống. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao năng suất và sản lượng tôm sú vùng nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến tại ĐBSCL. Đồng thời, kết hợp nâng cao năng suất, sản lượng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và xúc tiến thương mại với phát triển thị trường tiêu thụ để thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng hiệu quả, bền vững. Phối hợp với Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thực hiện các giải pháp thị trường tiêu thụ tôm, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu và thị trường.

Đề xuất với Chính phủ, chính quyền các địa phương triển khai một số chính sách tín dụng phù hợp đề hỗ trợ doanh nghiệp và người nuôi khi gặp khó khăn về vốn, tiếp tục thực hiện chương trình bảo hiểm đối với con tôm.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu thủy sản sang Úc, rất cần gỡ bỏ rào cản kiểm dịch Xuất khẩu thủy sản sang Úc, rất cần gỡ bỏ rào cản kiểm dịch

Úc là thị trường đầy tiềm năng cho XK thủy sản Việt Nam. Thông tin từ Lãnh sự quán Việt Nam tại Sidney cho thấy nếu gỡ bỏ được rào cản kiểm dịch, XK thủy sản Việt Nam (nhất là XK tôm) sang Úc hoàn toàn có thể tăng mạnh trong thời gian tới.

10/08/2016
Nghêu chết gần 240 tấn Nghêu chết gần 240 tấn

Tại HTX Nghêu Đất Mũi (Cà Mau), hiện tượng nghêu chết vẫn tiếp tục diễn ra ở hầu hết 16 tổ nuôi; loại nghêu từ 50 - 60 con/kg, số lượng chết ước khoảng 230 tấn (khoảng 60%); loại nghêu 600 - 1.000 con/kg, số lượng chết theo ước tính khoảng 8 tấn (khoảng 20%).

11/08/2016
Người dân đầu nguồn chuyển đổi vật nuôi Người dân đầu nguồn chuyển đổi vật nuôi

Nhiều năm trở lại đây, tình hình thời tiết, mực nước lũ thường xuyên diễn biến bất thường, gây khó khăn cho việc nuôi thủy sản trong mùa nước nổi, vì thế nhiều hộ dân đã tự chuyển đổi vật nuôi cho phù hợp.

11/08/2016