Hưởng lợi ích kép từ dự án thâm canh lúa
Tham gia dự án “Thâm canh tổng hợp nhằm tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất lúa” do Hội ND tỉnh Thái Nguyên và Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn (thuộc T.Ư Hội NDVN) triển khai thực hiện, hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số trồng lúa trên địa bàn huyện Đại Từ đã nâng cao thu nhập.
Trong ảnh: Nông dân đại từ Thái Nguyên thu hoạch lúa. Ảnh: internet
Dự án thâm canh lúa được thực hiện ở 2 xã Cù Vân và Phục Linh của huyện Đại Từ với 200 hộ dân tham gia, tổng diện tích trồng lúa là 30ha. Tham gia dự án, các hộ ND được 100% hỗ trợ giống lúa, 50% phân bón, thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ. Hội ND tỉnh Thái Nguyên và Trung tâm Hỗ trợ ND, nông thôn đã chọn giống lúa HT1 trong dự án này. Đây là giống có thời gian sinh trưởng trong vụ mùa 105-110 ngày; chiều cao cây 95-105cm, dạng cây gọn, đẻ nhánh khá, chống đổ trung bình, trỗ tập trung, gạo có mùi thơm, cơm mềm. Năng suất lúa HT1 trung bình đạt 50-55 tạ/ha.
Phục Linh là 1 trong 2 xã của huyện Đại Từ thực hiện dự án thâm canh lúa. Trao đổi về quá trình triển khai dự án, ông Trần Quang Vinh – Chủ tịch Hội ND xã Phục Linh cho biết: “Do hơn 80% hộ dân trong xã là người dân tộc thiểu số, tư duy sản xuất còn lạc hậu nên mới đầu, vận động bà con tham gia dự án, thay đổi tập quán canh tác cũ rất khó khăn. Hội ND xã đã kiên trì đến từng hộ dân thuyết phục, vận động và giải thích những lợi ích khi tham gia dự án…”.
Theo ông Vinh, tham gia dự án ngoài hỗ trợ giống, phân bón, các hộ dân còn được tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa, thời vụ gieo cấy, sử dụng phân bón, kỹ thuật làm đất, phòng trừ sâu bệnh. Đến nay, sau khi kết thúc dự án năng suất lúa HT1 đạt 2,2 tạ/sào (cao hơn từ 30 – 50kg/sào so các giống lúa khác gieo cùng chân đất), chất lượng gạo ngon, cơm thơm, dẻo nên các hộ rất phấn khởi. Dự án thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa sử dụng thuốc BVTV.
Có thể bạn quan tâm
Trong hàng trăm loại gạo bày bán trên thị trường hiện nay, cách nào để người tiêu dùng chọn được loại gạo ngon, an toàn cho sức khỏe của gia đình trong dịp Tết
Lợn rừng là loài vật sống hoang dã, nhưng hiện đang được nhiều chủ trang trại nuôi thuần hóa rất thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nếu đầu năm giá ớt chỉ vài nghìn đồng một kg thì giữa năm đã tăng lên vài chục nghìn đồng và hiện hơn 100.000 đồng một kg