Hướng dẫn nuôi dưỡng nai cái chữa
Chính vì lẽ đó nên việc chọn lựa được con cái giống tốt là một chuyện vô cùng gay go.
Nhưng khi trong chuồng có được con nai cái tốt vừa ý, thì ai cũng phải lo chăn nuôi thật chu đáo, từ khâu ăn uống đến khâu phòng bệnh và vệ sinh chuồng trại.
Nai cái tính hiền, ăn tương đối ít hơn nai đực, nhưng nếu được con cái tạp ăn thì việc chăm sóc cũng do vất vả khó khăn.
Trước mùa nai động dục, ta nên bồi dưỡng cho nai cái để nó được sung sức, bằng cách cho ăn thật nhiều cỏ tươi, các loại lá mà nai thích khẩu như lá khoai, lá các loại đậu, lá keo, lá chuối.
Ngoài ra còn phải tập cho nai cái uống nước thật nhiều, bằng cách pha thức ôn hỗn hợp vào nước uống để kích thích cho nai uống được nhiều.
Ví dụ mỗi ngày một con nai cái chỉ uống tối đa là 8 lít nước, thì ta phải tập cho nó uống lên 12 lít (hoặc hơn càng tốt) bằng cách chia làm hai buổi : 6 lít buổi sáng chia làm hai sô.
Sô đầu 3 lít nước trộn với nửa ký thực phẩm hỗn hợp và một vốc nhỏ muối hột, quậy đều cho nai cái uống.
Sau một đêm khát nước, sô đầu này nai uống hết một cách ngon lành.
Ta đổ 3 lít nước còn lại vào sô, lần này trộn vào 1 ký thực phẩm hỗn hợp, và một vốc muối, quậy đều, nai cái ván uống hết, vì sô sau “chất lượng” hơn sô trước.
Buổi chiều, sau khi ăn cỏ no nê, ta cũng cho nai cái uống theo cách của buổi sáng.
Nếu có thể mua được hèm rượu bia, thì ta có thể tập cho nai uống hèm rượu bia và một ít cám hỗn hợp cũng tốt.
Nai cái mà chịu uống nước nhiều thì nai mau mập, và sau này sẽ có nhiều sữa nuôi con.
Nai nào ít uống nước thì dù có bầu sữa tốt vẫn không tiết được nhiều sữa bằng nai uống được nhiều nước.
Nai cái có chữa việc chăm sóc dinh dưỡng phải càng được chú trọng
Trong thời gian nai cái có chửa, việc bồi dưỡng vẫn là chuyện vẫn phải chăm lo.
Điều cần là nên cho nai có cơ hội vận động càng nhiều càng tốt, nhất là những tháng gần ngày sinh, để mẹ con mạnh khỏe mà việc sinh đẻ cũng được dễ dàng.
Mùa động dục của nai cái không nhất thiết đúng vào một tháng nào trong năm, mà là cả năm.
Nhưng thường thì cuối tháng năm Âm lịch đến qua tháng ba sang năm. Nai cái khoảng 16 tháng tuổi mới cho “đi tơ”, và thời gian có chửa cũng không nhất định.
Giống nai vàng nhỏ con thì độ 8 tháng đã đẻ.
Còn loại nai xám đen lớn con lại mãi đến 9 tháng mới đẻ con.
Lúc động dục thì nai cái tổ ra biếng ăn, mõm hếch lên bồn chồn dáo dác như muốn tìm kiếm một cái gì.
Ta có thể cho nó phủ giống ngay, hay để trễ một ngày cũng không muộn, vì thời gian “đòi đực” của nai cái kéo dài đến vài ba ngày.
Những nai cái động dục nên thả chung vào một chuồng rộng với một nai đực giống chừng vài ba ngày, đến lúc nào con cái không chịu nữa hãy bắt về chuồng cũ.
Một nai đực đủ sức phủ giống đến năm bẩy nai cái mà vẫn cho kết quả tốt.
Nai cái sau khi được phủ nọc có vỏ uế vài trong vài ngày đầu.
Sau đó chúng ăn uống bình thường trở lại.
Nếu là cái đẻ lứa so thì đến tháng thứ tư, thứ năm mới thấy cái bụng to ra.
Còn cái đẻ con ra thì sang tháng thứ ba này bụng đẻ phình dần ra rồi.
Cái nào mà phủ nọc không đậu thai thì độ nữa tháng sau sẽ “đòi đực” lại.
Hiện nay, nước ta chưa nơi nào thụ tinh nhân tạo cho hươu nai như giứp cho heo bò vậy.
Do đó, nhà nào nuôi nai cái, hươu cái cũng phải tự lo nuôi đực giống mà dùng.
Tuy nhiên, nuôi đực càng có một điều lợi khác, đó mỗi năm ta được một cặp lộc nhung, không bị thua thiệt gì.
Có thể bạn quan tâm
Nai con ngưng sữa mẹ thì có thể thả chung vào chuồng tập thể để theo bầy đàn, tập cách sinh hoạt chung.
Lúc nai chịu đực ta phải ghi kỹ ngày tháng đẻ còn đoán biết tháng sinh mà theo dõi.