Hướng dẫn nuôi cá thát lát - Phần 2
Cho ăn:
Cho ăn cá tép vụn băm nhỏ hoặc cá tép còn sống thả vào ao.
Có thể cho ăn bằng cám, tấm, trộn bột cá nhạt theo tỷ lệ 30% bột cá + 70% tấm cám.
Nên cho cá ăn bằng sàn để theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Khẩu phần thức ăn bằng 5-10% trọng lượng cá thả nuôi.
Nên cho ăn 2 lần/ngày, do cá hoạt động mạnh vào ban đêm nên cho ăn vào buổi sáng lượng thức ăn bằng 1/3 khẩu phần ăn trong ngày, buổi chiều bằng 2/3 trọng lượng khẩu phần ăn trong ngày.
Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn để điều chỉnh đầy đủ, quan sát hoạt động của cá, định kỳ cấp nước mới cho ao nuôi.
Thu hoạch:
Cá nuôi 1 năm đạt từ 80-150g/con lúc này tiến hành thu hoạch.
Cá thát lát do bản tính ẩn nấp, chui rúc trong vật bám nên rất khó kéo lưới, cách thu hoạch tốt nhất là tháo bớt nước, kéo lưới thu một số sau đó tát cạn nước mới bắt cá triệt để.
Phòng trị bệnh:
Cá khỏe thường tập trung từng đàn, ẩn nấp vào các giá thể, đớp khí mạnh và lặn nhanh.
Khi cá bơi tản mạn và ngoi lên mặt nước bơi chậm chạp là dấu hiệu cá bị bệnh.
Cá thát lát thường bị một số bệnh sau:
- Bệnh nấm thủy mi: Da cá xuất hiện vùng trắng xám có những sợi nấm nhỏ mềm, sợi nấm phát triển mạnh đan chéo nhau thành búi như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Chữa trị: Tắm cho cá trong nước muối 2-3% từ 5-10 phút.
- Bệnh trùng bánh xe: Da cá màu xám, thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục.
Chữa trị: Tắm cho cá trong nước muối 2-3% từ 5-15 phút hoặc CuSO4 nồng độ 2-5ppm từ 5-15 phút.
hoặc phun trực tiếp CuSO4 nồng độ 0,5- 0,7ppm xuống ao.
- Bệnh trùng quả dưa (đốm trắng): Thân cá có nhiều trùng bám thành hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục có thể nhìn bằng mắt thường cá nổi lên mặt nước lờ đờ.
Dùng CuSO4 phun xuống ao để chữa trị.
Lưu ý: Trước khi dùng thuốc trị bệnh cho cá nên rút bớt nước trong ao chỉ còn khoảng 1/3 lượng nước, sau đó cho thuốc vào.
Có thể bạn quan tâm
Anh Lê Minh Trung, 28 tuổi, ở ấp Long An B, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người đầu tiên trong huyện áp dụng thành công mô hình nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao bằng thức ăn công nghiệp.
Mô hình nuôi cá ghép trong ao, bè ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang được nông dân áp dụng hiệu quả, vừa nâng cao thu nhập kinh tế cho gia đình, vừa giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương, trong đó hộ gia đình ông Lê Văn Dũng (SN 1955), ở ấp Long An B, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông là một trong những hộ điển hình nuôi thành công mô hình này.
Thịt cá thát lát ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn cao cấp để xuất khẩu.