Hướng dẫn cách trồng rau đay
1. Cách gieo trồng rau đay
– Hạt rau đay được gieo từ tháng 3 – tháng 7, từ 1,5 – 2kg hạt giống cho 1.000m2.
Lên luống rộng 0,8 – 1m, làm đất kỹ.
Gieo vãi hoặc theo hàng, hàng cách nhau khoảng 20cm.
Gieo xong tưới giữ ẩm.
Khi rau đay cao 10- 15cm nhổ tỉa cho thưa bớt.
Sau 50 – 60 ngày nhổ tỉa lần nữa, còn lại để các cây cách nhau 30 x 40cm, tiếp tục thu hái ngọn nhiều lứa.
– Bón phân lót 1,2 – 1,5 tấn phân chuồng hoai + 10 – 12 kg super lân + 7 – 10 kg KCl cho 1.000m2.
Khi rau đay mọc 2 -3 lá thật, hòa loãng phân đạm tưới, cách 8 – 10 ngày tưới một lần, nhất là sau mỗi lứa hái ngọn.
2. Sâu bệnh trên rau đay
a. Sâu hại
Ngoài sâu xanh, sâu khoang, rau đay hay bị các loại sâu chích hút làm lá xoăn và vàng như rầy xanh, bọ trĩ và nhện trắng.
Phòng trừ chủ yếu là chăm bón đầy đủ, khi sâu tấn công rau đay với mật độ cao thì có thể phun thuốc, bọ trĩ dùng các thuốc Fastac, Polytrin, Admire .
Với nhện thì dùng Feat, Abafax, Ortus…
b. Bệnh hại
Rau đay thường bị bệnh chết cây con, thán thư tạo thành những đốm nâu trên lá, làm khô ngọn và chết cây con.
Phòng trừ thán thư trên rau đay bằng các thuốc Dithan –M, Carbenzim, Topsin – M.
Rovral…
Có thể bạn quan tâm
á non của một vài loài đay cũng được sử dụng làm rau ăn; đay quả dài (Corchorus olitorius) được sử dụng chủ yếu tại miền nam châu Á, Ai Cập và Cyprus, đay quả tròn (Corchorus capsularis) tại Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhờ có kỹ thuật trồng cây đơn giản nên người dân có thể tự trồng rau đay cho gia đình mà không sợ dư lượng thuốc kích thích và thuốc trừ sâu ngoài thị trường.
Thời vụ trồng: quanh năm Tiêu chuẩn hạt mầm: Ẩm độ: 98% Tỷ lệ nảy mầm: > 70% Đặc tính giống: kháng bệnh tốt, lá to, màu xanh non, ngọt thơm, không có mùi hăng nồng, thân mềm, cây cao 25-35cm.