Hướng dẫn cách trồng mít thái đơn giản nhất
Hiện nay giống mít này đang phát triển rất nhanh, nhất là tại các tỉnh phía Nam và có nhiều nhà nông làm giàu lên nhanh chóng vì giá luôn cao và ổn định trong mấy năm qua. Múi mít thịt hồng đậm, ít xơ, xơ cũng có thể ăn được và rất ngon , giòn, ráo, vị ngọt đậm và thơm mát.
Tác dụng của mít: Mít rất giàu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, canxi, kali, sắt, thiamin, riboflavin, niacin, magneisum và nhiềuchất dinh dưỡng khác. Vì vậy, mà chúng rất có lợi cho sức khỏe con người.
Những kinh nghiệm trồng mít thái đơn giản
Kỹ thuật trồng mít thái:
Mật độ trồng:
- Đất bằng phẳng: xẻ rãnh sâu 30 -40 cm, đào hốc có kích thước 40 x 40 x 40 cm và đăp mô cao 40 -70 cm và trồng cây lên mô đất.
- Đối với đất dốc 5% thì không cần đắp mô, chỉ đào hốc 40 x 40 x 40 cm và trồng sao cho mặt bầu ngang với mặt đất.
- Trường hợp đất dốc hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40 và sâu 60cm.
rồi trồng thấp hơn mặt đất 20 -30 cm.
Thời vụ: Mít trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là những ngày răm mát hoặc mưa nhỏ vào đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7, để giảm công chăm sóc.
Kỹ thuật chăm sóc cây mít thái:
Tưới nước: Khi trồng xong phải đậy phủ xung quanh gốc để che cỏ dại, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.Tháng đầu nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần.
Sau đó, giảm 4-5 ngày/lần.
Từ năm thứ hai tưới vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn.
Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.
Bón phân cho mít thái:
- Trong năm đầu tiên mỗi cây nên bón 1,5kg vôi bột; 10kg phân hữu cơ; 0,2kg ure; 0,4kg DAP và 0,3kg kali.
- Năm thứ 2 mỗi cây bón 1,5kg vôi bột; 10kg phân hữu cơ; 0,4kg ure; 0,7kg DAP và 0,6kg kali.
- Năm thứ 3 mỗi cây nên bón 1,5kg vôi bột; 10kg phân hữu cơ; 0,6kg ure; 0,9kg DAP và 0,9kg kali.
Nếu lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống thì từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 lượng phân hóa học chia làm 10 lần bón/năm.
- Từ năm thứ 4 trở đi cây bắt đầu cho trái nhiều, sau khi thu hoạch bón mỗi gốc 20 – 30kg phân chuồng ủ hoai, 1kg vôi bột.
Còn phân hóa học sau khi thu hoạch chia làm 3 lần để bón, mỗi lần cách nhau 10 ngày.
Số lượng phân bón cho mỗi gốc khoảng 0,3kg ure; 0,2kg DAP, 0,15kg kali/lần.
Đến thời điểm cây ra hoa bón 3 lần phân hóa học, mỗi lần cách nhau 10 ngày số lượng 0,15kg DAP; 0,1kg kali/lần.
Lúc cây đậu trái và nuôi trái bón 0,8kg ure và 0,35kg kali/cây.
Tỉa tán tạo cành: Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh.
Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1.
Bệnh ở mít thái:
Bệnh thối nhùn: Cây con ở vườn ươm có độ ẩm cao, quá rậm rạp dễ bị bệnh và bệnh lây lan rất nhanh.
Bệnh thối gốc, chảy nhựa: Vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại là cơ hội tốt cho nấm Phytopthora xâm nhập.
Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch chảy rỉ, vỏ vùng gốc bị thối, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen.
Trên đây là kỹ thuật trồng cây mít thái để bà con tham khảo.
Chúc bà con thành công!
Có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật trồng mít - Thời vụ và Kỹ thuật trồng mít