Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa đào sau Tết

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa đào sau Tết
Tác giả: chauhoa
Ngày đăng: 23/01/2019

Sau Tết, nhiều gia đình muốn tìm cách trồng lại cây đào hay kỹ thuật trồng hoa đào trong chậu. Hoa đào là loài hoa không thể thiếu trong các gia đình miền Bắc vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Cùng nhau học cách chăm sóc chậu hoa đào sau Tết như thế nào để năm sau lại có đào đẹp chơi Tết nhé!

Những ngày xuân đang dần trôi qua với không khí bận rộn của công việc thường ngày. Các bạn đang băn khoăn làm sao để có thể chăm sóc chậu hoa đào của mình để có thể có được chậu hoa đào đẹp cho năm sau.

Trồng lại cây đào sau Tết

Trước khi trồng đào các bạn cũng có thể dùng các chế phẩm để cho cây đào phát triển rễ như siêu ra rễ.

Đào cảnh sau tết thường nở hết lộc non cũng như các nụ còn lại, chất dinh dưỡng trong bầu tuy không còn nhiều những vẫn đủ để duy trì sự sống cho cây, chỉ cần tưới đủ nước cho ẩm bầu là được.

Chuẩn bị đất trồng: Đào là cây không chịu được úng nên cần chọn đất cao ráo, tháo nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao khoảng 25-30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt.

Trước khi trồng đào các bạn cũng có thể dùng các chế phẩm để cho cây đào phát triển rễ như siêu ra rễ, vườn sin thái, Orgamin hòa với nước sạch theo hướng dẫn trên bao bì để tưới ẩm bầu trước khoảng 10-15 ngày khi trồng đào. Các chế phẩm này có thể giúp cho cây đào của bạn sinh trưởng, thúc đẩy ra bộ rễ mới thì khi trồng lại đào sẽ có khả năng sống cao hơn.

Khi chuyển đào ra đất trồng các bạn cũng có thể để đào trong chậu hoa đào cũ nhưng nên thay hỗn hợp đất mới trong bầu với tỉ lệ 3-4 phần đất thì trộn với 1 phần phân hữu cơ.

Bón phân cho cây đào

Các bạn có thể bón lót khoảng từ 3-5kg phân hữu cơ/cây tùy vào độ lớn nhỏ của chậu hoa đào. Nên bón phân cho cây đào trong thời gian từ 20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 hàng năm. Bón mỗi cây từ 0.5 đến 1kg NPK trộn với 2ml Siêu phân bón NEB tùy cây lớn, nhỏ, bón cách gốc 30-50cm theo hình chiếu của tán cây, tưới nước đủ ẩm cho đào trong thời kì bón phân để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân và sinh trưởng tốt.

Phòng trừ sâu bệnh

Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá các bạn có thể dùng luân phiên các loại thuốc Regent 800WG, Sokupi… Nếu chậu hoa đào của bạn có dấu hiệu lở cổ rễ hay đốm lá thì cần dùng Anvil 10EC hat Penac P. Cây đào cũng có thể bị rệp sáp làm hại, các bạn có thể dùng Supracide để phòng trừ.

Tạo tán, tạo thế cho chậu hoa đào

Việc tạo tán, thế cần tiến hành liên tục từ 5-7 ngày một lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc tạo khung theo các thế đã định, cắt tỉa, bỏ những cành ngoài ý muốn. Các bạn cũng có thể kết hợp cách khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây đào của mình.


Có thể bạn quan tâm

Giá cá sấu U Minh rớt thảm Giá cá sấu U Minh rớt thảm

Sau thời gian tăng mạnh, hiện giá cá sấu thương phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long đã chạm đáy khiến hàng nghìn hộ nuôi đứng trước nguy cơ thua lỗ.

05/05/2016
Tẩy chay hàng Tàu, ngàn tấn hoa quả Trung Quốc ai ăn hết? Tẩy chay hàng Tàu, ngàn tấn hoa quả Trung Quốc ai ăn hết?

Mấy năm gần đây, người dân dần e ngại, từ chối mua các loại hoa quả có xuất xứ từ Trung Quốc vì sợ độc hại. Song, trên thực tế, mỗi ngày, số hoa quả Trung Quốc nhập về qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) vẫn lên đến 200 tấn. Vậy, số hoa quả này tiêu thụ ở đâu?

06/05/2016
Chuối 3T mở lối cho chuối Việt ra nước ngoài Chuối 3T mở lối cho chuối Việt ra nước ngoài

Chuối là loại quả rất sạch, an toàn và bổ dưỡng. Cây chuối rất ít bệnh nên không tốn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), sử dụng phân chuồng là chủ yếu, kết hợp với bón thúc kali khi cây sắp ra buồng.

06/05/2016
Tây Nguyên lật tẩy nhiều cơ sở sản xuất phân bón giả Tây Nguyên lật tẩy nhiều cơ sở sản xuất phân bón giả

Mới đây, Đoàn thanh tra của Bộ NNPTNT phối hợp Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Đăk Lăk tiến hành kiểm tra và phát hiện 2 cơ sở chế biến phân bón trái phép tại thôn 3, xã Cư Êbua, TP.Buôn Ma Thuột của ông Nguyễn Ngọc Hoàng và ông Nguyễn Thành Cao.

06/05/2016
Biệt đội gánh dưa thuê vùng biên Biệt đội gánh dưa thuê vùng biên

Là dân nghèo, không có đất và bắt đầu gánh dưa thuê từ tuổi thiếu niên, việc nặng nhọc đến nỗi oằn lưng, song vì miếng cơm manh áo họ vẫn phải gắng sức làm. Đó là tình cảnh của nhiều lao động thuộc các “biệt đội” gánh dưa thuê tại xã biên giới An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang).

06/05/2016