Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hương Bài, Cây Trồng Xen Hiệu Quả Trên Đất Dốc

Hương Bài, Cây Trồng Xen Hiệu Quả Trên Đất Dốc
Ngày đăng: 15/07/2012

Chúng tôi lên Tiên Lý, một trong 6 thôn trồng nhiều hương bài nhất của xã Yên Định khi bà con vừa kết thúc vụ thu hoạch, đang làm đất để trồng lại cho vụ sau. Nhiều vườn cây vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên, hồng Đoàn Kết, hồng Lục Ngạn, đồi bạch đàn, keo lai, trám quả v.v… mặc dù dốc đến trên 20o nhưng nhờ có cây hương bài trồng xen mà đất được giữ ẩm, cản nước xói mòn tốt nên vẫn lên xanh tốt, đang ra hoa trắng xóa hứa hẹn một mùa quả bội thu.

Người chúng tôi gặp và hỏi chuyện đầu tiên là ông Triệu Quang Lý, người mới trồng hương bài 2 năm nhưng đã có của ăn của để. Hỏi về hiệu quả kinh tế từ cây hương bài, ông Lý cho biết: Người có công đầu đưa cây hương bài về trồng trên đồi dốc có hiệu quả cao và phổ biến cho thôn bản cùng làm để xóa đói, giảm nghèo là anh Tam. Các bác muốn viết thì phải tìm gặp anh Tam mới biết rõ ngọn ngành. Người dân Tiên Lý chúng tôi chỉ biết rằng cây hương bài dễ trồng, ít phải đầu tư chăm sóc mà lại bán được giá, có thu nhập cao, thậm chí còn cao hơn cả cây trồng chính là vải thiều.

Nhà ông trồng được gần 3 sào hương bài xen với vải thiều, trong đó có 2 sào đã cho thu hoạch bán được gần chục triệu chưa kể tiền bán vải thiều vào tháng 5, tháng 6 tới. Nói về cái lợi trồng xen hương bài trong vườn cây ăn quả và vườn rừng, ông Lý tâm đắc: "Loài cây hương bài thế mà có nhiều tác dụng: nó lên thì cỏ không mọc được, rễ ăn sâu nên chống được xói mòn, rửa trôi đất, giữ ẩm tốt cho đất nên vải thiều và các cây trồng chính khác ít bị sâu bệnh hại, sinh trưởng, ra hoa, đậu quả tốt hơn, giúp giảm được chi phí phân bón, nước tưới nên thực sự là với các vườn có trồng xen hương bài thì mức thu nhập tăng cao hơn rõ rệt".

Chia tay ông Lý chúng tôi tìm gặp anh Trần Văn Tam khi anh đang hướng dẫn người nhà chuẩn bị hom giống để trồng mới hương bài trên những diện tích đã thu hoạch vụ trước. Anh Tam cho biết, cách đây mấy năm thấy bà con nhiều nơi trồng hương bài lấy rễ bán cho các doanh nghiệp và tư thương để làm hương và dược liệu hoặc xuất khẩu qua Trung Quốc, Đài Loan rất được giá anh cũng mày mò mua giống về trồng thử.

Cây hương bài chịu hạn, chịu đất xấu, dễ sống, đầu tư chi phí thấp mà hiệu quả lại rất cao. Trồng xen hương bài trong vườn cây ăn quả hoặc vườn rừng, nhất là những nơi đất dốc như ở Sơn Động vừa có thêm thu nhập, vừa cải tạo và bảo vệ đất rất tốt. Hương bài có thể trồng vào mùa xuân (sau khi thu hoạch lứa trước vào cuối năm) hoặc mùa thu (tháng 9, tháng 10). Lúc đầu bà con mua hom giống về trồng, sau khi thu hoạch tách hom để nhân rộng ra hoặc lấy hạt để gieo ươm thành cây con rồi đem trồng cũng được.

Sau trồng 18 tháng là cho thu hoạch, một sào trồng thuần nếu chăm sóc tốt có thể thu được 500-600kg rễ tươi; trồng xen được 250-300kg bán tại chỗ được 4-5 ngàn đồng/kg, nếu phơi khô bán được tới 14-15 ngàn đồng/kg. Hiện gia đình anh có trên 1ha hương bài trồng xen trong các vườn vải thiều, hồng, bạch đàn, keo lai… mỗi năm cho thu nhập thêm trên 70 triệu đồng, có điều kiện để xây dựng nhà cửa khang trang, tạo điều kiện cho con cái học hành. Theo anh Tam thì hiện nay cây hương bài đã thực sự trở thành một loại cây có giá trị kinh tế cao được xã khuyến khích phát triển.

Cả 6/6 thôn của xã Yên Định với trên 400 hộ gia đình tham gia trồng được trên 120ha, trong đó trên 100 hộ có mức thu vài chục triệu đồng/năm từ loại cây hương liệu có giá trị này. Mô hình trồng xen hương bài với cây ăn quả và cây rừng ở Yên Định là bài học sinh động, có ý nghĩa thiết thực cần được tỉnh, huyện tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để phổ biến cho nhiều vùng đất dốc.


Có thể bạn quan tâm

Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.

28/04/2015
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.

28/04/2015
Dịch bệnh tôm nuôi đang xảy ra tại nhiều địa phương Dịch bệnh tôm nuôi đang xảy ra tại nhiều địa phương

Theo tin từ Cục Thống kê, hiện nông dân các địa phương trong tỉnh Bình Định đã sử dụng 4.255 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Riêng diện tích mặt nước đã thả nuôi tôm 1.482,4 ha, tăng 67,5 ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 483,3 ha diện tích tôm thẻ chân trắng và 999,1 ha tôm sú.

28/04/2015
Tháng ba mùa ong đi lấy mật Tháng ba mùa ong đi lấy mật

Tháng ba (âm lịch), cuối xuân đầu hạ; lúc giao mùa cũng là mùa hoa nở rộ núi rừng Tây Bắc: Chớm tàn hoa nhãn là rực sáng hoa cà phê; những người nuôi ong ở Phổng Lái (Thuận Châu, tỉnh Sơn La) lại cần mẫn rủ nhau mang ong đuổi theo mùa hoa.

28/04/2015
Khẩn trương phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca Khẩn trương phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển cây mắc ca; khẩn trương phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca.

28/04/2015