Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Hơn 280.000 hộ cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Hơn 280.000 hộ cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
Tác giả: Khánh An
Ngày đăng: 05/08/2016

Theo Cục Chăn nuôi, vùng có số lượng hộ ký cam kết nhiều nhất là đồng bằng sông Hồng có 181.505 hộ, chiếm 63,5% tổng số hộ đã ký của cả nước, tiếp đến là Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 54.835 hộ, chiếm 19,2%; Trung du và miền núi phía Bắc có 20.175 hộ, chiếm 7,1%; đồng bằng sông Cửu Long có 16.023 hộ, chiếm 5,6%; Đông Nam bộ có 10.023, chiếm 3,8%; Tây Nguyên 2.562 hộ, chiếm 0,9%.

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, việc triển khai cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại nhiều tỉnh đã có sự sáng tạo.

Bên cạnh tuyên truyền để người chăn nuôi tham gia ký cam kết, các địa phương đã vận động các đối tượng khác có liên quan cùng tham gia (hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi, hộ kinh doanh thuốc thú y và giết mổ gia súc, gia cầm). Qua đó đã mang lại niềm tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm chăn nuôi tại địa phương.

Theo ông Hoàng Thanh Vân, trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì việc tuyên truyền các hộ đã tham gia ký cam kết không sử dụng chất cấm thực hiện tốt các nội dung đã cam kết, đồng thời thực hiện các giải pháp giám sát xã hội để đảm bảo việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có hiệu quả thiết thực và bền vững.

Theo Cục Thú y, việc sử dụng chất cấm thời gian vừa qua đã giảm rất rõ rệt: Tháng 5/2016 chỉ còn 1,31% (14/1.063 mẫu - Hà Nội 7 mẫu, Hải Phòng 5 mẫu, Bình Dương 2 mẫu); đến tháng 6, đối với chất Salbutamol chỉ phát hiện có 2 mẫu ở Bình Dương trên tổng số 985 mẫu, như vậy chỉ còn 0,2%, giảm tới 9,6% so với tháng 1/2016.


Có thể bạn quan tâm

Cò lúa quỵt tiền, nông dân Hậu Giang điêu đứng Cò lúa quỵt tiền, nông dân Hậu Giang điêu đứng

Tại ĐBSCL, "cò lúa” tìm đến nông dân đặt tiền cọc mua lúa, sau đó giá lúa xuống thấp thì ép giá hoặc bỏ tiền cọc biến mất không mua.

05/08/2016
Rau củ Đà Lạt tăng giá mạnh Rau củ Đà Lạt tăng giá mạnh

Do tác động của thời tiết, nhiều địa phương xuất hiện mưa lớn cộng với dịch bệnh trước đó đã gây thiệt hại lớn cho các loại rau củ, dẫn đến nguồn cung khan hiếm.

05/08/2016
Bình Thuận quy hoạch phát triển thanh long bền vững Bình Thuận quy hoạch phát triển thanh long bền vững

UBND tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt quy hoạch vùng trồng thanh long tỉnh đến năm 2020, định hướng đến 2025.

05/08/2016