Hội chứng còi cọc ở lợn con sau cai sữa
1. Sự nguy hiểm bởi cơ chế sinh bệnh phức tạp của chúng: khi virus xâm nhập vào cơ thể, trong những ngày đầu virus có thể sinh sản không kiểm soát trong tế bào miễn dịch sơ khai, sự sinh sản nhanh chóng của virus phá hủy hệ thống miễn dịch của heo con (giống Virus PRRS, đều là Virus ức chế miễn dịch), do đó heo trở nên nhạy cảm hơn với những tác nhân gây bệnh khác. Heo con sinh ra từ nái có mức kháng thể thấp thì nhạy cảm với bệnh, heo con sỉnh ra từ nhửng nái có kháng thể cao thì có thể nhiễm virus nhưng những heo này thì bình thường và khỏe mạnh.
2. Sự lây truyền: sự lây truyền từ heo bệnh sang heo khỏe qua phân, qua tiếp xúc trực tiếp, qua tinh dịch, qua nhau thai (vì vậy có thể nó làm cho heo nái bị sẩy thai). Vì vậy, việc chăn nuôi heo công nghiệp ở mật độ cao, không đảm bảo an toàn sinh học…đều là những cơ hội tiềm ẩn. Đồng thời việc stress do thay đổi khí hậu, môi trường đột ngột đều là những nguy cơ cao để chúng tấn công vào cơ thể heo.
3. Triệu chứng: Heo uể oải, không nhanh nhạy, vận động kém, kém ăn, lông khô, ốm, da xanh đôi khi trở nên vàng. Hạch ở giữa hai chân sau sưng. Một số trường hợp có triệu chứng thần kinh và thở khó (do viêm phổi). Riêng triệu chứng tiêu chảy xuất hiện nhiều hơn (30%).
Một điều đáng lưu ý là PWMS sẽ đồng nhiễm với hội chứng viêm da, bệnh thận ở heo ( Porcine Dermatitis and Nephropathy Syndrome - PDNS) gây chết đột ngột, tỷ lệ chết 6 - 10%) trên đàn heo bệnh. Bệnh biểu hiện qua viêm vành tai, viêm da phía sau đùi, nặng hơn là viêm da toàn thân (giống triệu chứng viêm da tiết dịch do nhiễm Stanphylococcus) bệnh có thể kéo dài nhiều tháng trong đàn, từ nhóm này sang nhóm khác. điều trị hiệu quả không cao.
4. Bệnh tích: thân thịt ốm, ngã vàng. Lách và nhiều hạch bạch huyết sưng to, đặc biệt là hạch háng giữa 2 chân sau. Hạch lâm ba màng treo ruột bị sưng, ruột viêm, xuất huyết. Thận viêm, sưng có nhửng điểm trắng trên bè mặt. Phổi dai, viêm kẻ mô phổi. Phù nề, ứ dịch ở các mô, cơ quan trong xoang ngực, xoang bụng.
5. Điều trị: hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi có bệnh xảy ra trong đàn thì tiến hành loại bỏ những con có biểu hiện bệnh nặng.
Vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại bằng các thuốc sát trùng như: Virkon, GPC*8, TH4...
Tăng cường sức đề kháng cho toàn đàn Bằng các loại Vitamin, chế phẩm sinh học như: Multivitamin, Vitamin C, Beta_Glucan, Nano_ Glucan...
Định kì trộn kháng sinh định kì để giảm mật độ vi khuẩn trong cơ thể heo.
Điều trị theo triệu chứng:
Dùng cho heo có triệu chứng bệnh: Vimefloro FDP, Baymax, Advocin, Vetrimoxin LA, Tiamulin, Tylosin, Linco Spec...
6. Phòng bệnh: hạn chế thấp nhất stress. Riêng đối với heo sơ sinh nhớ chú ý cho bú sữa đầu và tăng cường sức đề kháng cho toàn đàn bằng các loại Vitamin, các chế phẩm sinh học bồi dưỡng. Định kì trộn kháng sinh định kì để giảm mật độ vi khuẩn trong cơ thể heo.
Tiêm các loại vaccine thông dụng để tăng sức chống đở cho heo.
Hiện nay có vaccin phòng bệnh này cho heo nái: đó là vaccine Circovac (Merial) Pháp giá khoãng 3,5 triệu đồng 1 lọ 25 liều sử dụng theo hướng dẩn nhà sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Trong chăn nuôi lợn nái, có trường hợp, lợn mẹ trở nên dữ tợn, cắn con sau khi đẻ. Nếu không có biện pháp khắc phục có hiệu quả và kịp thời lợn mẹ có thể cắn chết hoặc làm bị thương tới 30-50% số con trong đàn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Bệnh bọng nước heo là bệnh nhiễm trùng, có tính chất lây lan mạnh.
Lợn con chết khi sinh nếu xảy ra ở những con lợn mẹ khỏe mạnh thì cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân.