Hoa Loa Kèn Chịu Nhiệt

Từ năm 2004, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến hành khảo nghiệm một số giống hoa loa kèn mới của Hà Lan và đã chọn ra được giống hoa loa kèn chịu nhiệt. Giống có đặc điểm: Cây cứng, sinh trưởng phát triển khỏe, chịu nóng tốt, hoa màu trắng, mọc theo chiều thắng đứng, cánh hoa dày, lâu tàn, hoa có mùi thơm nhẹ.
Năm 2009, Trung tâm tiến hành trồng thử nghiệm giống hoa loa kèn chịu nhiệt tại trang trại Chiến Thụy, thôn Ngọc Trì, xã Ái Quốc, thành phố Hải Dương với 4 thời vụ trồng: tháng 3, 4, 8 và 9. Kết quả cho thấy cây hoa loa kèn chịu nhiệt sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại không đáng kể, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2010, Trung tâm triển khai trồng cây hoa loa kèn chịu nhiệt với diện tích 3.600 m2 (vụ xuân hè là 1.400 m2 triển khai tại thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện; vụ thu đông triển khai mô hình tại xã Kim Đính, huyện Kim Thành).
Sau 2 năm triển khai mô hình cho thấy đây là giống hoa loa kèn chịu nhiệt phù hợp với điều kiện canh tác tại Hải Dương, cây sinh trưởng phát triển tốt; năng suất hoa thương phẩm cao; chất lượng hoa bền, đẹp, giá bán ở vụ xuân hè từ 1.000-1.200 đồng/bông, vụ đông từ 1.200-1.500 đồng/bông. Tính trung bình mỗi mô hình, trừ chi phí, công lao động thì các hộ trồng hoa loa kèn thu lãi từ 9 đến 12 triệu đồng. Đây là giống hoa được thị trường ưa chuộng, làm phong phú thêm các loài hoa ngày Tết.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian sinh trưởng 70-75 ngày. Thích hợp trồng trong vụ xuân hè, vụ hè tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Dạng hình khỏe, thân và lá xanh đậm, khả năng phân nhánh trung bình.

Hạt giống được gieo trong cát nhỏ (loại cát trát tường nhà), gieo dày như gieo mạ, lấp lớp cát nhỏ lên trên hạt khoảng 1-2 cm tuỳ từng loại hạt. Ví dụ hạt các loại rau, hạt cây có vỏ mỏng, mềm lấp mỏng; hạt cây ăn quả, cây lâm nghiệp, hạt có vỏ dày cứng lấp sâu. Tốt nhất các loại hạt đem ngâm đủ nước, nếu mùa lạnh đem ủ ấm đến nứt nanh 20-30% đem gieo

Ông Lê Văn Đức, Trưởng phòng Cây công nghiệp - Cây ăn quả, Cục Trồng trọt, cho biết: Đợt rét đậm, rét hại kéo dài liên tiếp các năm 2008 và 2010 là nguyên nhân gây thiệt hại nặng cho cây cao su tại vùng Đông Bắc. Thống kê thời gian đó, tại Đông Bắc đã thiệt hại khoảng 80,7% trong tổng số 1.999 ha, tính đến thời điểm 2010 (Hà Giang thiệt hại nặng nhất với khoảng 97% tổng diện tích, Yên Bái trên 60%...).

Giống thanh long ruột đỏ là của viện cây ăn quả miền Nam - Long Định 1, tỉnh Tiền Giang, tác giả lai giống là nhóm thạc sỹ Oanh Yến. Cây sinh trưởng mạnh, cành to và dài. Khả năng cho hoa và đậu trái khoảng từ 6 đến 8 tháng sau khi trồng, cho quả tập trung từ tháng 3 - 10

Việc tu sửa và gia cố các tuyến đường giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng là hết sức cần thiết. Một trong những cách gia cố đơn giản và hiệu quả đó là trồng cỏ Vetiver. Vì cỏ Vetiver hạn chế rất nhiều khả năng sạt lở, sói mòn đất trên các taluy giao thông. Đặc biệt, cỏ Vetiver đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây bản địa phát triển, góp phần phục hồi nhanh chóng cảnh quang tự nhiên và nhanh chóng ổn định taluy đường giao thông. Trong khuôn khổ của bài viết này xin được giới thiệu v