Hỗ trợ nông dân trồng cỏ trên chảo lửa Phước Ninh
So với các địa phương khác trong huyện, Phước Ninh không phải là nổi trội về đất lúa, nhưng đây là địa phương đi đầu trong việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bắp, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi hiệu quả.
Hội ND xã đã tích cực tuyên truyền, tham gia hướng dẫn hội viên, nông dân chuyển đổi trên 114ha đất trồng lúa kém hiệu quả do thiếu nước sang trồng cỏ, bắp để phục vụ chăn nuôi duy trì đàn bò, dê, cừu - thế mạnh nông nghiệp hàng hóa.
Năm 2015, các cấp hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân duy trì được trên 1.017ha lúa, rau, màu; 92ha cây ăn quả như nho, mãng cầu, mủ trôm, táo; giảm gieo cấy lúa ở những diện tích khô hạn, kém hiệu quả.
Nhờ tăng diện tích trồng cỏ, bắp nên đảm bảo nguồn thức ăn thô để người dân trong xã duy trì được đàn gia súc trên 5.315 con, chủ yếu là đàn bò (hơn 1.580 con), đàn dê, cừu, heo (hơn 3.750 con).
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Chủ tịch Hội ND xã cho biết, vào thời điểm đầu mùa khô tình hình thiếu nước sản xuất trên địa bàn xã xảy ra nghiêm trọng, nông dân đành bỏ hoang đất, ngừng sản xuất, bò, dê, cừu chết trên 30 con.
Nhà nước phải hỗ trợ gạo cho một số hộ nghèo, hộ chính sách, hộ bị thiệt hại với 15kg gạo/người.
Được sự quan tâm lãnh đạo kịp thời của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành, nông dân đã chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây đậu nành, trồng bắp, trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi và ưu tiên nguồn nước cho cây nho, cây táo có giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra, Hội ND cũng đã tích cực phối hợp Ngân hàng NNPTNT, Ngân hàng CSXH tín chấp, ủy thác giúp nông dân vay vốn sản xuất, chuyển đổi mô hình với tổng dư nợ trên 10 tỷ đồng…
Những ngày cuối năm 2015, Hội ND xã Phước Ninh đang tuyên truyền, vận động nông dân khẩn trương xuống giống cỏ, bắp, chăm sóc vườn nho, táo, tuân thủ đúng cơ cấu giống và lịch thời vụ theo sự chỉ đạo của ngành nông nghiệp.
Chính quyền các cấp tỉnh Ninh Thuận đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nông dân Phước Ninh phát triển sản xuất hàng hóa, có sản phẩm kịp thời phục vụ trong dịp Tết Bính Thân năm 2016…
Có thể bạn quan tâm
Những đặc sản vùng miền nổi tiếng đến từ 20 tỉnh thành trên cả nước đang được quy tụ tại Hội chợ "Nông sản vùng miền" diễn ra tại Hà Nội như: gạo Séng Cù, nếp Tú Lệ, vú sữa Lò Rèn, mãng cầu xiêm Đồng Tháp, ổi Nữ hoàng Hậu Giang, bưởi Phúc Trạch, cua Cà Mau, tôm hùm Nha Trang…
Nhiều người chấp nhận từ bỏ mức lương “khủng”, công việc an nhàn, rời xa chốn phồn hoa đô thị để viết tiếp giấc mơ của mình với cái nghề chân lấm tay bùn... Họ là những người bỏ bằng về quê để gắn bó với nghề nông.
Cũng vẫn là những vật nuôi quen thuộc của nhà nông, nhưng với đồng bào Khmer nghèo ở xã Vị Thủy (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) thì qua các mô hình chăn nuôi cụ thể, phù hợp được các cấp chính quyền hỗ trợ thành công, họ đã nâng cao thu nhập.