Hiệu quả từ mô hình nuôi heo rừng lai
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi của người dân ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản qúy hiếm. Một trong những động vật hoang dã đã và đang được nhiều người Việt Nam ưa chuộng đó là thịt heo rừng. Việc thuần hóa heo rừng, lai tạo với heo bản địa đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi ứng dụng và ông Nguyễn Hữu Thuận là một điển hình trong chăn nuôi Heo rừng lai tại địa phương.
Heo rừng lai của gia đình anh Thuận
Khu vườn khang trang xanh mát rộng 3ha tại tổ 1, khu phố Phú Mỹ, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài với 1,8 ha trồng điều, bưởi da xanh, mít, cây ăn trái các loại, còn lại là hồ ao, trang trại heo. Riêng trang trại heo mỗi năm xuất hàng trăm con heo thịt và heo giống. Năm 2013 anh đã xuất hơn 150 con giá từ 80.000 đồng – 100.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thu nhập trên 210 triệu đồng.
Qua trao đổi, anh Thuận cho biết: Sau khi xuất ngủ anh vào tỉnh Bình Phước năm 1997 làm kinh tế và nghề nuôi heo rừng lai của anh từ năm 2009 khi đó anh mua 2 con heo con giống. Trong quá trình nuôi lúc đầu rất dể, nhưng những năm tiếp theo heo bắt đầu dịch bệnh chết nhiều, sinh sản và sinh trưởng kém. Anh bắt đầu tìm hiểu, học hỏi qua sách báo, đặc biệt là tham quan, tìm hiểu các mô hình chăn nuôi điểm hình trong tỉnh cũng như khu vực, tham gia các lớp học kỹ thuật chăn nuôi heo do Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông thị xã tổ chức, từ đó anh áp dụng kiến thức có được vào chăn nuôi tại nhà và mạnh dạn đầu tư ngày càng nhiều đến nay đàn heo của anh trên dưới trăm con, trong đó có 4 heo đực giống và 20 heo mẹ sinh sản rất ổn định cung cấp sản phẩm cho thị trường.
Theo kinh nghiệm nuôi heo rừng lai của anh thì điều kiện chuồng trại, con giống, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh là yếu tố bắt buộc và cần thiết. Trong đó chuồng trại xây dựng đúng cách góp phần cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh. Theo anh vào thăm trại heo chuồng xây dựng rất bài bản nhưng đơn giản, chuồng xây bằng gạch ( 4- 6 m2 mỗi chuồng), có cửa chuồng, có mái che, xây theo kiểu hệ thống chuồng liền kề với các cửa thông nhau và có rào chắn, có khoảng đất trống rộng 3.000 m2 ( rào lưới B40) để heo sưởi nắng và chơi. Trong khoảng đất trống trồng cây Mít, mận, me, vú sữa, điều để tạo bóng mát cho heo. Trong chuồng có một hồ nước xây nghiêng để heo vào uống nước và đầm mình. Khu nuôi cách xa nhà, khu dân cư và đường xá vì chúng luôn hoảng loạn khi có tiếng ồn.
Thức ăn gia đình anh cho heo ăn chủ yếu là thực vật và các phụ phẩm có sẵn ở địa phương: Cây chuối, quả mít, rau, bắp, cám gạo, các loại cỏ,... Đối với heo con cho ăn thức ăn bổ dưỡng được nấu chín để dễ hấp thụ. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng và chiều. Chế độ cho ăn được anh nghiên cứu kỹ, đúng giờ và thay đổi thường xuyên. Ngoài ra cung cấp nước uống đầy đủ, sử dụng nước sạch cho heo uống.
Với anh con giống lựa chọn trong nhiều năm kinh nghiệm học hỏi chăn nuôi thì chọn giống bố mẹ là yếu tố quyết định. Heo đực phải là heo rừng thuần, còn heo nái là heo địa phương thả rông của người đồng bào thường nuôi (giống heo gần như hoang dã) tạo ra con lai nuôi bán thịt thương phẩm.
Trang trại anh ngoài tiêm phòng vắc xin định kỳ các loại bệnh như: Lở mồm long móng, dịch tả, phó thương hàn,.. Thì tẩy giun, sán cho heo là quan trọng giúp heo ít bị bệnh, nhanh lớn. Với những kinh nghiệm được anh chia sẻ hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều nông dân chăn nuôi heo học tập làm theo để nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho bà con nông dân./.
Có thể bạn quan tâm
Glutamine, axit glutamic và nucleotide ảnh hưởng đến lượng carbon trong dạ dày của lợn con cai sữa
Bổ sung mannan oligosaccharide vào thời kỳ mang thai và cho con bú có thể cải thiện hiệu quả của lợn nái và phản ứng miễn dịch.
Kỹ thuật nuôi lợn Móng Cái đơn giản hơn so với những giống lợn khác vì giống này ưu điểm về tính thích nghi, khả năng tăng trưởng, khả năng sinh sản và nuôi con