Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Tai Tượng Sinh Sản Trong Mương Vườn
Thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) là địa phương phát triển về nuôi thủy sản nước ngọt, với diện tích ương nuôi cá giống khoảng 350 ha, có nhiều đối tượng được bà con quan tâm nuôi như tai tượng, trê lai, diêu hồng, rô phi, cá sặc rằn, cá tra... Trong đó, cá tai tượng là một trong những đối tượng có nhiều lợi thế như: thịt ngon, dễ tiêu thụ, giá bán cao, nên cá tai tượng đang được bà con đầu tư nuôi từ khâu nuôi cá bố mẹ cho đẻ, đến ương cá giống, nuôi cá thịt.
Hiện số hộ nuôi cá tai tượng sinh sản ở Thị xã Cai Lậy khoảng 200 - 300 hộ, với đàn cá bố mẹ từ 15.000 - 18.000 con, sản lượng cá bột tai tượng hàng năm từ 35 - 40 triệu cá bột. Trong đó, khoảng 50% cá bột được bà con để lại ương thành cá giống, còn 50% bán cho người nuôi ở trong tỉnh và ngoài tỉnh. Nhờ đó, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho bà con nông dân…
Mô hình nuôi cá tai tượng sinh sản được bà con nuôi chủ yếu ở các xã: Phú Qúy, Nhị Quí, Nhị Mỹ, Tân Bình, Long Khánh…, nhiều năm qua đã mang lại hiệu quả cao cho người dân, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Điển hình như hộ anh Phạm Văn Tâm, (sinh năm 1974), ngụ tại ấp Phú Hưng, xã Phú Qúy.
Gia đình anh Tâm có 5 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính, diện tích canh tác 9.000m2. Là một nông dân chí thú làm ăn, trước đây anh làm 3 vụ lúa mỗi năm, nhưng lãi không nhiều, đời sống còn nhiều khó khăn. Qua chương trình tập huấn và theo dõi tham quan những mô hình nông dân sản xuất giỏi tại địa phương, sau khi bàn bạc với gia đình, anh quyết định chuyển đổi 5.000m2 diện tích lúa, lên liếp trồng sầu riêng và thiết kế mương để nuôi cá tai tượng. Anh thiết kế 4 mương (rộng 3m, dài 120m, sâu 1,2 m), anh dùng lưới ngăn mỗi mương thành 4 ô, mỗi ô dài 30m; như vậy tổng cộng anh có 16 ô nuôi cá.
Trong mỗi ô anh thả tổng cộng 20 con cá bố mẹ tai tượng, trong đó 15 con cá cái và 5 con cá đực. Số cá bố mẹ thả tổng cộng là 320 con. Chi phí ban đầu từ mô hình gồm: Cá bố mẹ gần 500 kg, khoảng 30 triệu, với 240 con cá cái, mỗi năm đẻ gần 960 ổ trứng, số cá bột đạt khoảng 2,5 triệu con. Năm vừa qua, anh cho cá tai tượng đẻ, trừ đi chi phí anh thu lãi được 70 triệu đồng từ mô hình này.
Trứng cá tai tượng được ấp trong các chậu.
Anh Tâm cho biết, nuôi cá tai tượng sinh sản phải được chuẩn bị cẩn thận theo các bước như sau:
- Cải tạo mương: Vét sạch bùn, bón vôi liều lựợng 3 - 5 kg/100m2 mương, phơi mương 2 - 3 ngày, phải làm cẩn thận không để cá tạp, cá dữ còn lại trong mương, sau đó cấp nước đến độ sâu 1,2 m.
- Chọn cá bố mẹ: Phải kỹ lưỡng, tuổi cá bố mẹ phải trên 2 năm tuổi, trọng lượng đạt từ 1,2 kg trở lên, không dị hình hay xay sát.
- Thời gian nuôi vỗ: Từ tháng 10 - 11 âm lịch năm trước. Giai đọan đầu cho cá ăn thức ăn viên 26 - 28% đạm, với liều lượng 1 - 1,5% trọng lượng đàn, sau 2 tháng nuôi tích cực thì cá bắt đầu đẻ vào cuối tháng 12 âm lịch.
- Làm ổ đẻ: Vật liệu cho cá đẻ được làm bằng xơ dừa; sử dụng những cây trúc để đan thành những giỏ hình nón, đường kính của miệng tổ dài khoảng 25cm, cắm tổ vào bờ để cố định sao cho miệng tổ thấp hơn mặt nước 20cm, cắm nghiêng xuống 15 - 20 độ so với mặt nước.
- Cho cá đẻ: Cá thường đẻ vào thời điểm từ 16 - 18 giờ chiều. Khi quan sát thấy có giọt dầu nổi trước ổ hay có mùi tanh của trứng là cá đã đẻ, anh tiến hành thu trứng. Mỗi ngày anh thu được từ 4 - 5 ổ cá đẻ, mỗi ổ cá đẻ từ 2.000 - 6.000 trứng.
- Ấp trứng: Sau khi thu trứng, đem trứng vào ấp trong thau. Hàng ngày anh thay nước và vớt trứng cá hỏng ra khỏi thau nhằm tránh ô nhiễm môi trường nước ấp và tránh lây lan nấm bệnh từ những trứng ung sang những trứng khỏe. Sau 3 ngày thì anh xuất bán cá bột, đầu vụ anh bán với giá 40 - 45 đồng/con cá bột.
Anh lưu ý, phải định kỳ cấp thêm nước mới vào mương cá bố mẹ để bù lại lượng nước bị thất thoát (khoảng 7 - 10 ngày/lần).
Khi cây sầu riêng 4 - 5 năm tuổi, anh chuyển cá bố mẹ sang mương khác vì cần lấy nước tưới cho sầu riêng, hơn nữa ao có nhiều bóng mát, sẽ ảnh hưởng tới sức sinh sản của cá. Khi sử dụng thuốc xịt sầu riêng, anh chỉ dùng thuốc sinh học không độc cho ao nuôi cá.
Toàn ấp Phú Hưng, xã Phú Qúy có gần 50 hộ chuyên nuôi cá tai tượng sinh sản, đã giúp bà con có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn. Tuy nhiên, hiện nay, mô hình này có lúc cũng trầm lắng do cá tai tượng bị dịch bệnh thích bào tử trùng hay người dân còn gọi là bệnh “sùi bọt cua”, làm cho cá bố mẹ chết hàng loạt, đến nay chưa có thuốc đặc trị, người nuôi chỉ có biện pháp phòng bệnh như: cải tạo ao đúng kỹ thuật, chăm sóc cá bố mẹ tốt, khi cá bệnh phải trôn xác cá, không xả ra nguồn nước cá bệnh ra môi trường, có thể ngưng nuôi một thời gian là 6 tháng hoặc chuyển đối sang nuôi đối tượng khác.
Có thể bạn quan tâm
Tính đến ngày 3/7/2014, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thu hoạch được trên 2.476 tấn cá lóc, hơn 26.019 tấn cá tra, 1,6 tấn ếch, 5,2 tấn lươn và hơn 1.057 tấn tôm cá các loại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN – PTNT) cho biết trong 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu 337.000 tấn cao su với tổng kim ngạch 644 triệu đô la Mỹ, giảm gần 12% về lượng nhưng giảm đến 33% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Giá cao su xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2014 đạt 1.842 đô la Mỹ/tấn, giảm gần 29% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, năm nay sẽ có nhiều đợt rét đậm, rét hại xuất hiện, từ đó hàng triệu hộ nông dân ở miền Trung đã tất bật lo bảo vệ đàn trâu bò và đàn gia cầm an toàn. Hiện ở vùng cao các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, ngoài việc đảm bảo ủ ấm, người dân còn tăng cường tìm kiếm thức ăn cỏ tươi cho gia súc. Trong khi đó, ở miền xuôi, nông dân tăng cường giữ rơm khô để vừa sưởi ấm, vừa làm thức ăn cho đàn trâu bò nhằm phục vụ mùa màng sắp đến.
Ông Phạm Minh Hoàng - ngụ khu vực 3, phường Lái Hiếu, TX.Ngã Bảy, Hậu Giang - kể: “Vườn nhà tôi có 7 công dâu bòn bon với 250 cây. Mọi năm, thu hoạch xong khoảng ngày 23.6. Năm nay, chẳng có thương lái nào đến mua. Thu hoạch bán lẻ đã kéo dài cả tháng, nhưng chỉ bán được 3 cây. Năm 2013, bán được giá 5.000 đồng/kg, năm nay đầu vụ giá giảm còn 1.500 đồng/kg!”.
Thực hiện Dự án phát triển nuôi gà thả đồi giai đoạn 2014 – 2016, đến nay, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã có 42 hộ dân tại các xã: Cam Cọn, Bảo Hà, Minh Tân và Thượng Hà được hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà.