Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi đà điểu

Hiệu quả từ mô hình liên kết nuôi đà điểu

Hiệu quả từ mô hình liên kết nuôi đà điểu
Tác giả: P.V
Ngày đăng: 01/09/2016

Sau khi được thuần hóa thành vật nuôi đến nay có nhiều nước trên thế giới phát triển ngành chăn nuôi này, bởi nó mang lại giá trị kinh tế cao, không những thịt mềm, thơm ngon ít mỡ, lượng cholesterol thấp lại giàu chất đạm, còn trứng, mỡ, lông, da đà điểu là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như da giày, thắt lưng, túi sách, đèn bàn, đèn ngủ, bình hoa...

Tổng công ty Khánh Việt là một trong những đơn vị đầu tiên ở nước ta về việc nuôi thử nghiệm thành công, với số lượng 20 con ban đầu (năm 1998) đến nay số lượng đà điểu tại Tổng công ty đã lên tới trên 20.000 con chiếm 75% tổng đàn trên cả nước, trở thành đơn vị đứng đầu khu vực Đông Nam Á về quy mô nuôi trồng.

Trao đổi với chúng tôi ông Huỳnh Trung Sơn, Giám đốc Trung tâm giống đà điểu Ninh Hòa, thuộc Tổng công ty Khánh Việt cho biết:

Cùng với việc mở rộng phát triển của đơn vị, công ty cũng đầu tư khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi ngành mới này, vừa góp phần đa dạng hóa vật nuôi vừa tận dụng tiềm năng sẵn có của địa phương như quỹ đất hoang hóa, sức lao động nhàn rỗi, thức ăn dư thừa là rau cỏ, các loại ngũ cốc, bột cá, bột xương, các phế phẩm trong ngành nông nghiệp và chế biến.

Đến nay, chúng tôi đã cung cấp con giống có chất lượng cao cho hàng trăm hộ gia đình trên cả nước có nhu cầu, đồng thời chuyển giao công nghệ nuôi thương phẩm tới từng gia đình.

Hàng tuần, hoặc hàng tháng các cán bộ kỹ thuật xuống tận các cơ sở chăn nuôi để  hướng dẫn kỹ thuật, giám sát theo quy trình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 2200 – 2005, vừa giám sát vừa trị bệnh nếu có, tránh những rủi ro không đáng có.

Có chính sách hỗ trợ 25% tổng giá trị thị trường về con giống, đồng thời bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá đã cam kết trong hợp đồng.

Đến thăm trang trại chăn nuôi doanh nghiệp Ánh Tuyết, thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định, chị Tuyết chủ cơ sở dẫn chúng tôi đi thăm quan và giới thiệu:

Từ khi ký hợp đồng liên kết với Trung tâm giống đà điểu Ninh Hoà, năm 2009, chúng tôi tiến hành đầu tư xây trang trại (chị cười, nói là xây cho oai, nhưng chỉ có tận dụng vùng đất khô cằn từ lâu nay vẫn bỏ hoang, không trồng cấy được gì nên chúng tôi chỉ có mua thêm ít lưới B40 để vây xung quanh và làm một cái lán để khi trời mưa cho đà điểu có chỗ trú).

Năm đầu chúng tôi nuôi 500 con, sau 7 – 8 tháng thì đã xuất chuồng, với trong lượng bình quân đạt 100kg/con, toàn bộ 500 con được trung tâm mua lại theo giá đã ký thoả thuận, sau khi trừ chi phí chúng tôi còn thu lợi nhuận đạt gần 500 triệu đồng.

Năm 2010 chúng tôi sẽ tăng đàn lên khoảng 700 – 800 con, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục lao động là bà con nghèo ở địa phương.

Rời trại chăn nuôi của chị Tuyết chúng tôi ngược lên Tây Nguyên thăm một số hộ gia đình chăn nuôi đà điểu như nhà anh Trương Văn Tuý ở xã Thuận Hạch, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông, anh Đỗ Duy Thông ở Eahleo, tỉnh Đắc Lắc, đây là một trong nhiều hộ gia đình ở Tây Nguyên liên kết nuôi đà điểu thương phẩm.

Ông Tuý tâm sự: gia đình tôi từ Bắc vào đây lập nghiệp đã nhiều năm, thâm canh trên 2 ha đất nay đã bạc màu, nhờ có sự liên kết của Trung tâm giống đà điểu nên gia đình tôi mạnh dạn chuyển đổi cách làm mới, một phần đất để làm chuồng trại còn lại chúng tôi đầu tư trồng cỏ, ngô, sắn làm thức ăn, nên năm 2009 gia đình chúng tôi đã cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.

Đây quả là một mô hình tốt, đầu tư thấp hiệu quả lại cao, đúng là mô hình giành cho những hộ nghèo.

Nói đến mô hình liên kết nuôi đà điểu chúng ta không thể không nói đến Khánh Hoà, vì đây là một trong những tỉnh dẫn đầu của cả nước về phát triển nuôi đà điểu trên diện rộng.

Đến nay đã có hàng trăm hộ gia đình đăng ký và nuôi đà điểu thương phẩm, tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động, nhiều gia đình không những thoát được cảnh đói nghèo mà vươn lên làm giàu chính từ việc nuôi đà điểu.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi đà điểu cho hiệu quả kinh tế cao Nuôi đà điểu cho hiệu quả kinh tế cao

“Đà điểu nuôi rất nhàn mà cho hiệu quả kinh tế cao”, đó là điều ông Lê Văn Lượng ở tổ 6, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đúc rút được sau hơn 4 năm gắn bó với loài vật "đặc biệt" này.

01/09/2016
Mô hình chăn nuôi đà điểu tiêu biểu Mô hình chăn nuôi đà điểu tiêu biểu

Đà điểu là loài chim sống trên sa mạc, chúng tăng trưởng rất nhanh và hiếm khi bị bệnh tật, tuy nhiên để cho đà điểu phát triển một cách tốt nhất và nhanh nhất, đồng thời tiết kiệm được chi phí chăn nuôi, giảm được nhân công lao động và phát triển kinh tế cũng như tránh được các bệnh tật ở đàn đà điểu thì cần phải có kỹ thuật nuôi phù hợp.

01/09/2016
Điều kiện và cách nuôi đà điểu tại Việt Nam Điều kiện và cách nuôi đà điểu tại Việt Nam

TP - Xin Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho biết điều kiện và cách nuôi đà điểu tại Việt Nam?

01/09/2016