Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Hiệu quả thụ thai tinh đông viên bò HMông sau khi bảo tồn 6 tháng

Hiệu quả thụ thai tinh đông viên bò HMông sau khi bảo tồn 6 tháng
Tác giả: Trần Huê Viên+ctv/Tạp chí KHKT Chăn Nuôi (tháng 2/2014)
Ngày đăng: 30/05/2018

Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm tinh dịch bò đực H’Mông, đánh giá hoạt lực tinh đông viên sau đông lạnh – giải đông qua một số tháng bảo tồn và thăm dò tỉ lệ thụ thai của tinh đông viên đã bảo tồn 6 tháng.

Hiệu quả thụ thai tinh đông viên bò H’Mông sau khi bảo tồn 6 tháng. Hình minh hoạ

Qua 291 lần khai thác tinh của 3 bò thí nghiệm cho thấy trung bình lượng xuất tinh (V) đạt 4,43 ml; hoạt lực tinh trùng (A) 68,96%; nồng độ tinh trùng (C) 0,85 tỉ/ml; tổng số tinh trùng sống tiến thẳng (VAC)2,59 tỉ; pH tinh dịch 6,89; tỉ lệ tinh trùng sống (Sg) 83,47% và tỉ lệ tinh trùng kỳ hình (K) 16,49%. Đối với bò địa phương miền Núi, chất lượng tinh dịch như vậy là tương đối tốt.

Các chỉ tiêu chủ yếu của tinh dịch dùng sản xuất tinh đông viên có giá trị trung bình cao hơn so với trung bình của các lần khai thác và đều đạt tiêu chuẩn dùng cho đông lạnh: V=4,42ml; A=72,72%; C=0,86 tỉ/ml và VAC=2,76 tỉ. Hoạt lực trung bình của tinh trùng sau giải đông (Asgđ) là 41,47%, sau 1 năm bảo tồn Asgđ có xu hướng giảm còn 41,09%. Tinh viên đã bảo tồn 6 tháng cho tỉ lệ phối giống đậu thai 55% (40 – 66,6%. Như vậy, tinh dịch bò đực H’Mông có chất lượng tinh dịch tốt và sau 1 năm bảo tồn, hoạt lực tinh trùng đạt yêu cầu sử dụng, tinh viên bảo tồn 6 tháng vẫn cho tỉ lệ thụ thai đạt yêu cầu.


Có thể bạn quan tâm

Dùng Thuốc Nam Trị Bệnh Kiết Lị Ở Trâu, Bò Dùng Thuốc Nam Trị Bệnh Kiết Lị Ở Trâu, Bò

Trâu, bò nhiễm bệnh thường bị sốt nhẹ, phân lẫn máu, số lần đại tiện trong ngày có khi tới 10-15 lần, lượng phân mỗi lần ít, cơ thể mất nước nhanh làm cho da nhăn nheo, gầy yếu. Nếu chậm can thiệp, trâu, bò có thể bị chết sau khi nhiễm bệnh 7- 10 ngày

08/07/2013
Chống Nóng Cho Gia Súc, Gia Cầm Chống Nóng Cho Gia Súc, Gia Cầm

Vào mùa hè thời tiết oi bức, có hôm nhiệt độ lên cao đến 35-380C. Đây là một trong những yếu tố gây bất lợi trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung, với mật độ cao, dễ phát sinh lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

23/07/2013
Những Thách Thức Của Chương Trình Phát Triển Bò Sữa Ở ĐBSCL Những Thách Thức Của Chương Trình Phát Triển Bò Sữa Ở ĐBSCL

Mùa lũ từ tháng 7- 11 hàng năm. Trong 75 năm qua, ở ĐBSCL chỉ có 01 năm không xảy ra lũ tụt (1998), lũ càng lớn, mức ngập lụt càng sâu, diện ngập lụt càng rộng. Mưa lớn trong các tháng 8, tháng 10, trùng với lúc có đỉnh lũ, làm cho thời gian rút nước kéo dài. Vì vậy, chỉ có thể phát triển bò sữa ở những vùng "kiểm soát dược lũ”, có đê bao bảo vệ khu dân cư và chuồng trại bò sữa, bảo đảm giao thông trong mùa lũ, các khu trồng cỏ không bị úng ngập dài ngày.

07/07/2013
Chăm Sóc Bê Nghé Chăm Sóc Bê Nghé

Trong tuần đầu không được thả bê ra ngoài, sau đó nếu thời tiết tốt thì có thể thả bê ra ngoài với mục tiêu vận động, thời gian chỉ khoảng 1-2 giờ/ngày. Từ tháng thứ 2 trở đi có thể chăn thả cùng mẹ trên đồng bãi

10/07/2013
Xử Lý Bò Bị Chướng Hơi Dạ Cỏ Xử Lý Bò Bị Chướng Hơi Dạ Cỏ

Vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên hệ thống tiêu hóa, sức khỏe giảm. Đặc biệt hệ vi sinh vật trong dạ cỏ chưa thích ứng với các thức ăn khác. Đầu mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều nhưng sức tiêu hóa kém, không thích hợp với hệ vi sinh vật trong dạ cỏ dẫn đến tiêu chảy, rối loạn hệ thống tiêu hóa gây ra các phản ứng lên men, sinh hơi nhiều gây chướng hơi dạ cỏ.

23/07/2013