Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Hiệu quả nuôi tôm thẻ bằng thức ăn có B-Glucan

Hiệu quả nuôi tôm thẻ bằng thức ăn có B-Glucan
Tác giả: An An
Ngày đăng: 22/02/2020

Sử dụng chế phẩm sinh học B-Glucan trong nuôi TTCT là rất cần thiết trong tình trạng dịch bệnh, tỷ lệ sống thấp gây thiệt hại nặng cho người nuôi và rủi ro cho sản xuất; chính vì vậy, Bộ Công thương đã giao cho Viện Nghiên cứu NTTS II thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất B-Glucan kích thước phân tử lượng lớn bổ sung trong thức ăn NTTS”.

Sử dụng chế phẩm sinh học B-Glucan trong nuôi TTCT là rất cần thiết

Đề tài này được thực hiện từ tháng từ 1/2017 - 6/2019. ThS Phạm Duy Hải, Chủ nhiệm đề tài chia sẻ, nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thức ăn có B-Glucan phân tử lượng lớn, từ 1.000 - 5.000 kDa, từ bã men bia đảm bảo các chỉ tiêu ATTP quy định cho thức ăn chăn nuôi, đồng thời tăng cường miễn dịch, tăng trưởng, tăng tỷ lệ sống cho TTCT. 

Nguyên liệu đầu vào được sử dụng là bã men bia tươi và men khô được thu thập từ 5 nhà máy do Công ty TNHH Thương mại Đại Hùng Sáng cung cấp; các enzym thương mại protease PA 3000 và a-amylase Licuamind được cung cấp bởi Dyadic International (Mỹ). Xây dựng quy trình sản xuất thức ăn nuôi TTCT có bổ sung B-Glucan dựa vào quy trình công nghệ và trang thiết bị hiện có của nhà máy Công ty CP Thức ăn Thủy sản Tomking; địa điểm nuôi khảo nghiệm đánh giá hiệu quả ở quy mô công nghiệp được thực hiện tại ấp Giồng Cha, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.

Kết quả, đã xây dựng thành công quy trình sản xuất B-Glucan và mô hình thiết bị với công suất 100 kg nguyên liệu/ngày, giúp sản xuất được 50,4 tấn thức ăn nuôi TTCT. Tỷ lệ sống của tôm đạt 65%, tăng 11%, giúp tăng năng suất lên 10,74 tấn/ha/vụ, tăng 1,9 tấn. “Đặc biệt, dựa trên tính ứng dụng rộng rãi cũng như khả năng sản xuất quy mô công nghiệp, nhóm nghiên cứu đã mạnh dạn đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ quy trình công nghệ để có thể đưa vào sản xuất quy mô lớn trong một ngày không xa”, ThS Hải thông tin.


Có thể bạn quan tâm

Vật mang virus đốm trắng (WSSV) và giải pháp kiểm soát Vật mang virus đốm trắng (WSSV) và giải pháp kiểm soát

Cho đến nay, bệnh đốm trắng vẫn đang là mối nguy hiểm gây thiệt hại cho ngành công nghiệp tôm trên toàn thế giới.

13/02/2020
Xử lý bệnh đốm trắng và IHHNV Xử lý bệnh đốm trắng và IHHNV

Công nghệ này có thể phát hiện 13 loại tác nhân gây bệnh quan trọng trên tôm, bao gồm hội chứng đốm trắng đã xóa sạch nhiều trang trại tôm trong năm 2016

17/02/2020
Vai trò β-1,4-mannobiose trên tôm nuôi Vai trò β-1,4-mannobiose trên tôm nuôi

Các kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy việc bổ sung MNB có thể cải thiện đáng kể phản ứng miễn dịch và tăng sức đề kháng của tôm đối với vi khuẩn Vibrio

19/02/2020