Hiệu quả nuôi lươn trong hồ xi măng tại Đồng Tháp
Những năm gần đây, nhiều đoàn viên thanh niên, nông dân ở các xã An Long, Phú Ninh, Phú Thành A và B, huyện Tam Nông đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà xây hồ xi măng để nuôi lươn cho thu nhập cao.
Anh Cường bên hồ nuôi lươn của gia đình
Nổi bật là anh Lâm Thanh Cường với mô hình “nuôi lươn thương phẩm. Giữa năm 2015, anh Cường xây một hồ hình chữ nhật có diện tích 126 m2, bên trong hồ chia làm 7 bồn (mỗi bồn 18 m2). Phía đáy hồ, anh phủ một lớp bùn cao 7 cm, rồi bơm nước vào hồ và thả 7.000 con lươn giống.
Nguồn thức ăn cho lươn chủ yếu được anh Cường sử dụng là cá tạp, cua, ốc bươu vàng nấu chín trộn thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm. Lúc đầu, anh thả lươn giống vào hồ ương nuôi. Một tháng sau, anh tuyển chọn những con lươn khỏe mạnh thả đều khắp vào 7 cái bồn để nuôi đại trà và tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của lươn.
Bên cạnh đó, anh Cường còn thường xuyên thay nước bồn nuôi lươn mỗi ngày, chăm sóc đàn lươn nuôi thật chu đáo và phòng ngừa dịch bệnh cho lươn kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật để giúp lươn tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh tấn công. Sau 10 tháng nuôi, từ 7 hồ, anh Cường thu hoạch được hơn 1,7 tấn lươn thương phẩm, bán giá bình quân 155.000 đồng/kg, thu trên 263 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí, anh Cường còn lãi hơn 110 triệu đồng.
Đến nay, anh Cường đã mở rộng lên 30 bồn xi măng và thả 20.000 con lươn giống. Mỗi đợt nuôi là 10 tháng. Sau khi thu hoạch, bán giá từ 170.000 - 190.000 đồng/kg, anh Cường có nguồn thu nhập gần nửa tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
“Để có vườn mai đẹp thì khó nhất ở công đoạn tạo dáng cho cây, hoa ra đúng kỳ. Nếu thời tiết ủng hộ, người trồng mai sẽ được mùa, đem lại thu nhập cao.
Nhiều tổ chức nông dân ở Lâm Đồng đã đầu tư công nghệ, trang bị máy móc để thực hiện khâu sơ chế để nâng cao giá trị cho nông sản.
Thiết bị Máy sấy đảo chiều gió thế hệ mới "trình làng", đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng trong khâu bảo quản nông sản sau thu hoạch.