Hiệu quả mô hình chuyển đổi cây lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất. Chi phí sản xuất lúa tăng cao đã làm giảm hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, trên những diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả, áp lực thuê nhân công lao động vào thời vụ, dịch chuột phá hoại là những nguyên nhân dẫn đến một số nơi có tình trạng ruộng bị bỏ hoang.
Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất tại địa phương. Năm 2018, nắm bắt được chủ trương anh Trần Văn Thuận thôn Lục Tiên – xã Vũ Tiến đã mạnh dạn đứng lên nhận 5,5 ha đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng dưa Hấu – khoai Tây Đông.
Với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi, ngay từ vụ đầu tiên, anh đã thấy: Mô hình chuyển đổi cho hiệu quả cao hơn so với trồng lúa. Mỗi một sào trồng dưa anh thu hoạch được 700 – 750 kg/sào với giá bán tại thời điểm từ 7000 đồng/kg, có thời điểm được giá 9000 đồng/kg. Sau vụ dưa anh cho đất nghỉ và tiếp tục trồng vụ khoai Tây Đông thu hoạch được 500 kg/sào với giá bán tại thời điểm 9000 đồng/kg, doanh thu mỗi năm đạt 200 - 220 triệu đồng/ha so với trồng lúa mỗi năm 2 vụ thu hoạch được 300kg với giá thị trường tại thời điểm 8.000 – 10.000 đồng/kg doanh thu chỉ đạt 81 triệu/ha, mặt khác giá nhân công cao 200 – 300 ngàn đồng/công, trong khi đó khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu thì giá thuê công nhàn rỗi giảm so với giai đoạn trồng lúa là 100 ngàn đồng/công. Những năm thời tiết thuận lợi cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, cho năng suất cao, mẫu mã đẹp trọng lượng quả từ 3 - 3,5kg/quả, chất lượng quả ngon, khi thu hoạch được các thương lái bao tiêu hết đến đó với giá cao ổn định.
Trong những năm gần đây hưởng ứng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, anh cũng mạnh dạn từng bước chuyển sang bón 70 - 80% phân chuồng, chỉ sử dụng 20 – 30% phân bón hoá học giúp giảm chi phí đầu tư và tăng chất lượng nông sản cũng như giảm sâu, bệnh hại.
Anh cho biết thêm: “Để có được cánh đồng như ngày hôm nay, thời gian đầu cũng gặp muôn vàn khó khăn từ khâu thu gom đất của các hộ nông dân trong xã, phòng chống úng sau mỗi đợt mưa, anh phải từng bước cải tạo đất xây dựng hệ thống tưới, tìm hướng đầu ra cho cây trồng. Trong thời gian tới, anh tiếp tục trồng dưa Hấu – khoai Tây theo hướng 100% nông nghiệp hữu cơ không sử dụng phân hoá học để tạo ra được những sản phẩm an toàn; đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường”.
Qua trao đổi với anh Trần Văn Thành, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Vũ Tiến, trước đây vùng đất đó của các hộ nông dân trong xã khó khăn về tưới tiêu, chuột gây hại, năng suất thấp, các hộ nông dân đã bỏ hoá nhiều năm, đến nay anh Thuận đã cải tạo thành vùng đất màu mỡ, phát huy hết giá trị của đất, tạo việc làm cho lao động trong lúc nông nhàn, tăng thu nhập, dưa Hấu anh trồng chất lượng quả ngon không thua kém gì những quả đang bán trên thị trường được các thương lái thu mua ngay sau khi thu hoạch với giá cao và ổn định.
Có thể nói, hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua đã khẳng định hướng đi đúng đắn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, đời sống người dân từng bước được nâng lên, doanh thu và lợi nhuận tăng cao hơn nhiều so với cấy lúa.
Có thể bạn quan tâm
Sau gần 3 năm khởi nghiệp ngay tại quê hương, anh Nguyễn Văn Khải ở thôn Xuân Tiến, xã Quảng Long (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).
Có một loài rau dại mọc ven các đầm tôm, trảng cát hoặc dọc các cánh đồng muối chỉ thu hoạch được một mùa, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.
Thông qua chương trình “Thanh niên sáng tạo làm kinh tế giỏi” do Thành đoàn Hà Nội phát động, đã có nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Ba Vì vượt khó, làm giàu.