Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Hiệu quả khai thác thuỷ sản bằng nghề lưới vây

Hiệu quả khai thác thuỷ sản bằng nghề lưới vây
Ngày đăng: 05/06/2015

Nghề lưới Vây là nghề đã có ở Nghệ An từ hơn 20 năm trước, bắt đầu từ Hợp tác xã Vạn Xuân, xã Nghi Xuân, Nghi Lộc; Sau một thời gian hoạt động tương đối có hiệu quả, nhưng do sự thay đối cơ chế quản lý của nhà nước từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, việc quản lý của Hợp tác xã không còn phù hợp, không đứng vững trong cơ chế mới và đã phải giải thể.

Trong 5 năm trở lại đây với việc phát triển công nghệ khai thác, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác thủy sản trên biển, áp dụng các cơ chế quản lý mới, các nghề khai thác đã phát triển và theo đó nghề lưới Vây cũng phát triển mạnh mẽ. Phải nói là từ con số không đến nay cả tỉnh đã có 55 phương tiện làm nghề lưới Vây khai thác thủy sản xa bờ có công suất máy chính từ 90cv trở lên, trong đó xã Quỳnh Long đã có 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 500cv.

Chuyến ra khơi đầu tháng 10 năm 2012, các phương tiện làm nghề lưới Vây ở Quỳnh Long đã thắng lợi lớn, phương tiện của ông Nguyễn Văn Minh, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu sau 4 ngày ra khơi đã thu về 350 triệu đồng, đã khai thác được 40 tấn cá sau 4 đêm đánh bắt; các phương tiện khác trong xã cũng đạt sản lượng từ 12 đến 25 tấn thủy sản sau 5 đến 6 đêm khai thác thu về từ 200 đến 300 triệu đồng; các loại thủy sản khai thác được chủ yếu là cá Nục, cá Hổ, Mực ống …

Nghề lưới Vây là nghề khai thác thủy sản hiệu quả nhất hiện nay trong tất cả các nghề và là nghề cần tập trung đầu tư phát triển. Nhưng để đầu tư một phương tiện bằng nghề này cho một phương tiện 500 cv cũng cần tới hơn 4 tỷ đồng, đây là một số kinh phí quá lớn không phải ngư dân nào cũng làm được, nếu muốn phát triển cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước.

Ngoài ra, để nghề lưới Vây phát triển hiệu quả cần trang bị các máy móc hàng hải khai thác hiện đại như máy dò ngang để phát hiện, xác định đàn cá để khai thác kịp thời giảm chi phí tìm kiếm. Hiện nay, do giá thành của máy quá lớn từ 300 đến 350 triệu đồng/chiếc, trên toàn tỉnh mới chỉ có 05 phương tiện có điều kiện trang bị loại thiết bị này (01 phương tiện tự mua sắm, 04 phương tiện được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến Ngư Trung ương). Các cơ quan nhà nước cần có sự hỗ trợ ngư dân mua sắm trang bị máy dò ngang trên tàu lưới Vây để hiệu quả sản xuất của ngư dân ngày một cao hơn.

Tags: khai thac thuy san, nuoi tom, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Bí quyết biến vùng cát trắng thành vựa tôm tiền tỷ Bí quyết biến vùng cát trắng thành vựa tôm tiền tỷ

“Tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm bền vững trên vùng cát nên mới tự tin “dốc” hết vốn liếng, nhân lực để cải tạo và tổ chức sản xuất. Giờ đây, vùng này đã trở thành điểm nuôi trồng thủy sản trù phú bậc nhất của tỉnh Ninh Thuận…”

09/09/2015
Chăn nuôi thủy sản an toàn Chăn nuôi thủy sản an toàn

5 năm trở lại đây, dịch bệnh trên đàn cá liên tiếp xảy ra, nhất là vào mùa nắng nóng khiến người chăn nuôi bị thiệt hại nặng. Giải pháp nào phòng ngừa dịch bệnh và hạn chế thấp nhất thiệt hại ở Bắc Giang?

09/09/2015
Lọc nước nuôi tôm Lọc nước nuôi tôm

Vùng nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) trên cát ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ (Bình Định) sau những năm đầu ăn nên làm ra giờ đã tới thời kỳ suy thoái, do nguồn nước ô nhiễm. Có hồ, chẳng lẽ bỏ hoang, anh Phan Thanh Thánh (SN 1984) đầu tư trang bị hệ thống lọc nước sạch nuôi tôm nên thắng to!

09/09/2015
Tỷ phú ngao Tỷ phú ngao

Trong năm 2013, gia đình anh Khang đã thu trên 12 tỷ đồng từ ương giống và nuôi ngao thương phẩm.

08/09/2015
Sản xuất, ương, nuôi thành công cá chép Koi tại Ninh Bình Sản xuất, ương, nuôi thành công cá chép Koi tại Ninh Bình

Những năm gần đây, việc sản xuất và kinh doanh cá cảnh được đánh giá là một trong những nghề có nhiều đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Một trong những loài cá cảnh được ưa chuộng là cá chép Koi. Đây là loài cá xuất xứ từ Nhật Bản, có tuổi thọ cao và thân thiện với môi trường và con người.

09/09/2015