Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Hiệu quả bước đầu mô hình nuôi tôm sú kết hợp với tôm thẻ chân trắng

Hiệu quả bước đầu mô hình nuôi tôm sú kết hợp với tôm thẻ chân trắng
Ngày đăng: 10/11/2015

Ông Phạm Văn Tánh cho biết: “Đầu năm 2014, Trạm Khuyến nông Gò Công Đông (Tiền Giang) có khảo sát, mời nông dân chúng tôi để phổ biến kế hoạch thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ chân trắng.

Ban đầu tôi cảm thấy ái ngại, vì hiện nay chưa thấy ai nuôi ghép hai loại tôm này với nhau, mà các nhà khoa học lại khuyến cáo nuôi tôm thẻ chân trắng với tôm sú phải có quy hoạch riêng, không nuôi chung.

Qua nhiều lần trạm khuyến nông thuyết phục, tôi đã nhận lời làm thử nghiệm để xem xét khả năng thích nghi cũng như tìm hướng mới để đạt năng suất, có đồng lãi vì trong 3 năm qua tôi nuôi tôm thẻ chân trắng không hiệu quả”.

Khi triển khai mô hình, tôi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cặn kẽ quy trình nuôi, những khâu chính cần xử lý định kỳ để phòng bệnh cho tôm nuôi.

Thả tôm thẻ vào ao nuôi tôm sú khi tôm sú được 1 tháng tuổi với mật độ 24 con tôm sú/m2 và 5 con tôm thẻ chân trắng/m2.

Áp dụng quy trình nuôi tôm an toàn sinh học, sử dụng men vi sinh đảm bảo không tồn lưu hóa chất, kháng sinh cấm làm ảnh hưởng môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.

Đồng thời, chọn tôm giống khỏe mạnh, đều cỡ Post 12-15 đã qua xét nghiệm PCR và được chứng nhận kiểm dịch.

Trong quá trình nuôi định kỳ bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa, sử dụng men vi sinh trong quản lý môi trường ao nuôi; định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, t0, độ kiềm, NH3, được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quản lý môi trường và quản lý thức ăn trong suốt vụ nuôi.

Theo ông Tánh, sau suốt thời gian 4 tháng 20 ngày thả nuôi, tính ra tổng chi phí sản xuất cho ao nuôi 3.500m2 là 175 triệu; trong khi đó thu hoạch được 1.750 kg tôm cỡ 38 con/kg, trong đó 1.400 kg tôm sú bán 180 ngàn đồng/kg (250 triệu đồng) và 350 kg tôm thẻ chân trắng với giá bán 180 ngàn đồng/kg (63 triệu đồng) với tổng thu 315 triệu đồng.

Sau khi hạch toán, ông còn thu lãi 140 triệu đồng.

Qua quá trình nuôi, ông nhận thấy màu nước trong ao nuôi không thay đổi nhiều.

Sử dụng quy trình nuôi an toàn sinh học, ít thay nước thì tôm nuôi ít nhiễm bệnh hơn.

Với tỷ lệ nuôi ghép và thời gian thả này trọng lượng giữa tôm thẻ và tôm sú khi thu hoạch là tương đương nhau.

“Trước khi thực hiện mô hình này thì ao nuôi tôm này đã bị bệnh 5 vụ liên tiếp”, ông Tánh nhấn mạnh.

Tương tự, ông Trần Minh Chiến cùng ngụ xã Phước Trung cũng thực hiện mô hình nuôi tôm sú kết hợp với tôm thẻ chân trắng trên diện tích 5.000 m2 theo hướng dẫn của cán bộ Khuyến nông huyện Gò Công Đông.

Kết quả, sau khi trừ chi phí sản xuất mô hình cho lợi nhuận 140,25 triệu đồng.

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, mô hình nuôi tôm sú – tôm thẻ chân trắng kết hợp tại hộ ông Phạm Văn Tánh cho năng suất bình quân năng suất 5 tấn/ha sau thời gian 4,5 tháng nuôi với lợi nhuận 400 triệu đồng/ha.

Mật độ 30 con/m2 (tỷ lệ ghép 80% tôm sú, 20% tôm thẻ chân trắng), trong quá trình nuôi chủ hộ chỉ tính lượng thức ăn dựa theo ước lượng tỷ lệ sống của tôm sú, tôm thẻ chân trắng chỉ ăn lại thức ăn dư thừa, màu nước luôn ổn định, tôm ít bị bệnh và tôm thu hoạch có kích cỡ đồng đều hơn ở cả hai loại tôm, đây là mô hình có khả năng phát triển bền vững trong tương lai.


Có thể bạn quan tâm

Chất Lượng Nước Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Chất Lượng Nước Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Bài viết dưới đây giới thiệu các chỉ tiêu chất lượng nước cần theo dõi trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng - được dịch từ Sổ tay nuôi tôm thẻ chân trắng của Hawaii - Mỹ.

13/11/2013
Các Vấn Đề Của Đáy Ao Nuôi Tôm Các Vấn Đề Của Đáy Ao Nuôi Tôm

Tốc độ tăng trưởng kém, bệnh tật, tỉ lệ chết xảy ra ở các ao nuôi tôm ngay cả khi mọi biến số quan trọng của chất lượng nước được đo trong cột nước ở trong mức chấp nhận được, tình trạng đáy ao xấu được cho là hạn chế nghiêm trọng đến năng suất nuôi của ao nuôi bán thâm canh và thâm canh. Do môi trường đất đáy ao diễn ra nhiều quá trình phản ứng tác động đến chất lượng nước nên người nuôi tôm luôn phải chú trọng đến các vấn đề như là: - Đất hữu cơ hoặc đất phèn tiềm tàng ở khu vực xây dựng ao -Trầm tích, bùn lắng - Chất hữu cơ tích tụ và trạng thái hoạt động yếm khí ở đáy ao.

13/11/2013
Sử Dụng Phân Bón Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ Sử Dụng Phân Bón Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ

Cách phổ biến để gia tăng năng suất tự nhiên của ao nuôi thủy sản là gia tăng độ phì diêu của ao bằng phân bón vô cơ và hữu cơ. Đối với các loài tôm cá ăn đáy thì động vật đáy đóng góp quan trọng trong thức ăn của chúng và ví thế bón phân cho đất thay vì cho nước là càng hiệu quả. Bón phân thường theo sau bón vôi khoảng 20-25 ngày. Phân bón phải rải đều khắp đáy ao và đảo trộn.

13/11/2013
Hàm Lượng Thuốc Trừ Sâu Và Kim Loại Nặng Tối Đa Cho Tôm Nuôi Hàm Lượng Thuốc Trừ Sâu Và Kim Loại Nặng Tối Đa Cho Tôm Nuôi

Ngoài các yếu tố quan trọng của chất lượng nước như oxygen hòa tan, nhiệt độ, độ mặn, pH, đồ kiềm, ammonia, nitrite, sulfide, BOD phải theo dõi trong hoạt động nuôi tôm thì thuốc trừ sâu và kim loại nặng có từ các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp khác đổ vào nguồn nước sử dụng nuôi tôm cần được theo dõi và kiểm soát.

13/11/2013
Kiểm Soát Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm Kiểm Soát Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm

Các hợp chất nitrogen luôn được tái tuần hoàn trong ao thông qua 3 tiến trình: tái tạo, chuyển hóa và tiêu thụ. Thức ăn tôm cá là nguồn cung cấp nitrogen chủ yếu trong ao bởi vì nó chứa hàm lượng đạm protein tương đối có từ các nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn như bột cá, bột thịt xương, bột đậu nành. Những nguồn đạm này được tôm cá tiêu thụ và thải ra dưới dạng ammonia. Các vi khuẩn có lợi sẽ chuyễn ammonia thành nitrite là những sản phẩm rất độc cho tôm cá, tiến trình tiếp tục sẽ chuyển nitrite thành nitrate cũng do vi khuẩn có lợi (Tiến trình này gọi là Nitrate hóa). Nitrate thường không độc trong môi trường ao và có thể sử dụng như nguồn phân bón cho các loài tảo phát triển trong ao và trong một số trường hợp yếm khí nitrate sẽ được chuyển hóa thành khí nitơ tự do.

13/11/2013