Hiểu lợi ích, nông dân hào hứng làm nông thôn mới
Ông Đặng Văn Còn-Chủ tịch Hội ND xã Mỹ An chia sẻ: “Chúng tôi cụ thể hóa những nội dung tuyên truyền về xây dựng NTM bằng những việc cụ thể, trong đó nhấn mạnh vai trò chủ thể, tính chủ động của chính hội viên, ND. Khi người dân có điều kiện và biết rõ xây dựng NTM là để phục vụ cho chính mỗi gia đình, người dân tự quyết định làm cái gì trước, làm cái gì sau, làm việc này thì mỗi hộ phải góp bao nhiêu…”.
Trong xây dựng NTM, hội viên, ND xã Mỹ An chọn những việc dễ để làm trước, kết hợp vừa làm việc dễ vừa bàn việc lớn hơn. Hàng năm, hội viên, ND đều tự giác tham gia nạo vét kênh mương, vệ sinh đường liên xóm, ấp; đóng góp hàng trăm triệu đồng làm đường giao thông nông thôn.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, Hội ND xã Mỹ An đã vận động hội viên, ND đóng góp 148 triệu đồng để bê tông hóa đường Hàng Bần, ấp 3, dài 750m; vận động thêm 50 hộ trong xã xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, nâng tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh lên hơn 70% tổng số hộ. Hội ND xã cũng đã vận động, thành lập 1 câu lạc bộ ND bảo vệ môi trường với 25 thành viên, chọn chi hội ấp 3 là đơn vị làm điểm về môi trường nông thôn.
Ông Đặng Văn Còn cho biết thêm, ngoài việc tích cực tuyên truyền, khuyến khích hội viên sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập, Hội còn vận động hội viên đóng góp, xây dựng ở mỗi ấp 2 hố thu gom rác vỏ thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo sức khỏe trong lao động và môi trường đồng ruộng. Đối với việc chỉnh trang thôn, ấp, Hội ND xã Mỹ An vận động các hộ xây dựng cổng nhà, hàng rào bằng cây xanh, trồng hoa kiểng trước nhà và trên các tuyến đường kiểu mẫu trong xã… Đến nay, toàn xã Mỹ An đã thực hiện được 16/19 tiêu chí NTM và phấn đấu đến cuối năm 2016 sẽ đạt 19/19 tiêu chí.
Có thể bạn quan tâm
Đã cuối vụ trái cây hè, sản lượng không nhiều, nhưng giá một số loại trái cây lại liên tục giảm. Theo thương lái, nguyên nhân giá trái cuối vụ giảm do sức tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc rất chậm. Đặc biệt, trái sầu riêng bị dội hàng do thị trường Trung Quốc “ăn” chậm.
Phát triển nghề trồng rau truyền thống và đáp ứng các tiêu chí sản xuất rau an toàn, được cấp chứng nhận, nông dân HTX Nông nghiệp Văn Phú, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã có của ăn của để với thu nhập trung bình 30 triệu đồng/sào/năm.
“Nhờ được vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), gia đình tôi đã vươn lên ổn định cuộc sống, không chỉ có mô hình nuôi dê hiệu quả mà còn có của ăn, của để” - ông Hà Văn Trọng - thôn Trung Thái, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) nói.