Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Hiện tượng pH thấp và biện pháp khắc phục

Hiện tượng pH thấp và biện pháp khắc phục
Ngày đăng: 12/12/2014

Các thông số môi trường được biết đến như độ pH (độ phèn), nhiệt độ, hàm lượng oxy, độ cứng, độ kềm…trong đó thông số độ phèn và sự biến động liên tục của thông số này, trực tiếp gây ra những đợt tress cho vật nuôi thủy sản.

Ảnh hưởng rõ nét nhất là khi độ phèn tăng cao, làm nồng độ NH3 (khí Amoniac) trong nước tăng cao, trực tiếp gây độc cho tôm, cá nuôi. Khi độ phèn thấp, làm hàm lượng H2S (khí sulfuahydro) trong ao nuôi tăng cao, trực tiếp gây độc cho vật nuôi thủy sản. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến hiện tượng pH thấp, những nguyên nhân, ảnh hưởng của hiện tượng này, và một số giải pháp khắc phục.

Độ phèn, hiểu rộng rãi hơn là biểu thị hàm lượng ion H+ (độ acid) trong môi trường nước ao nuôi thủy sản. Mức độ biểu thị dao động từ 0-14, trong đó ở mức độ phèn bằng 7 được gọi là trung tính, đa số các loài thủy sản đều sống và phát triển tốt ở nguồn nước có pH= 7 (trung tính). Nồng độ H+ biến thiên trong ao nuôi hình thành từ một số nguyên do: sự thủy phân Fe3+ và Al3+, từ quá trình oxy hóa hợp chất Fe (sắt), và S (lưu huỳnh), từ quá trình phân hủy hữu cơ trong ao do dư thừa chất dinh dưỡng, từ quá trình hô hấp của vi sinh vật…Nói cách khác, nguyên do pH thấp trong ao nuôi thủy sản vì hàm lượng H+ sinh ra quá nhiều, liên tục, với nồng độ tăng dần theo mức độ ô nhiễm của ao nuôi, theo sự phát triển, gia tăng mật độ nhanh của tảo.

Khi pH thấp, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin (tế bào hồng cầu trong cơ thể các loài thủy sản), các bộ phận trên cơ thể như mang, da tiết ra nhiều nhớt, chất nhầy. Khi pH thấp, mang có hiện tượng sưng tấy, khả năng đề kháng trước bệnh tật của vật nuôi thủy sản trong ao giảm rõ rệt, khi đó nồng độ H2S sẽ tăng, độc và nguy hiểm hơn so với khi pH cao.

Như vậy, để giải quyết vấn đề nguồn nước có pH thấp trong ao nuôi thủy sản, có nhiều giải pháp khác nhau. Trước tiên, những ao thuộc vùng phèn không nên phơi ao quá khô dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài giải pháp bón vôi và phơi ao, làm tăng độ thông thoáng, khoáng hóa lớp bùn đáy ao, có thể bón thêm phân. Trước khi lấy nước vào ao nuôi, dùng phân chuồng hoai, bón nơi đáy ao. Lượng phân chuồng dùng từ 25-30kg/100m2 đáy ao. Hoặc có thể dùng chế phẩm sinh học để cải thiện, nâng nồng độ pH ao nuôi lên. Cung cấp chế phẩm sinh học nhằm kích thích vi sinh vật có lợi phát triển gia tăng số lượng, chủng loại. Hạn chế tối đa tác hại do các vi sinh vật gây hại, các khí độc được tạo ra từ quá trình phân hủy hữu cơ.

Phân giải thức ăn, chất hữu cơ tích tụ đáy ao nuôi. Mục đích trực tiếp của chế phẩm sinh học nhằm duy trì chất lượng nước, đáy ao, nguồn nước ao nuôi được sạch hơn (chất lượng nước ao nuôi thủy sản phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn phân hủy, nhiệt độ, môi trường nước, hàm lượng oxy trong ao). Mục đích gián tiếp của chế phẩm sinh học nhằm hạn chế tác động của bệnh đốm trắng, đầu vàng đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắgn, giảm nhu cầu thay nước ao nuôi, ổn định và duy trì sự phát triển của tảo, tăng sự phát triển phiêu sinh động, giảm thiểu sự biến động pH, ổn định chất lượng nước, giúp tôm, cá khỏe mạnh, phát triển nhanh, ít nhiễm bệnh.

Các loại chế phẩm hiện nay trên thị trường rất nhiều, tuy nhiên nên chọn loại chế phẩm sinh học có nguồn gốc là các vi sinh vật sống, được làm từ các chủng như Nitrobacteria, Nitrosomonas, Bacillus…

Ngoài ra có thể dùng các hạt trao đổi Ion để nâng pH lên, tuy nhiên trong ao nuôi tôm, do diện tích quá lớn, nếu dùng loại này, chi phí rất lớn, đội giá thành sản xuất lên cao, mô hình nuôi sẽ không thu được kết quả tốt về mặt kinh tế.

Khắc phục pH thấp trong ao
Một ao nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng thiết bị sục khí đáy để tăng DO trong nước

Có thể bạn quan tâm

Phòng và trị bệnh phát sáng trên tôm Phòng và trị bệnh phát sáng trên tôm

Bệnh phát sáng xuất hiện quanh năm trên các loài tôm sú, thẻ, càng xanh… Bệnh có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn ương nuôi từ trứng đến tôm trưởng thành.

17/08/2015
Độc tố tảo lam ảnh hưởng đến sức khỏe tôm thẻ chân trắng Độc tố tảo lam ảnh hưởng đến sức khỏe tôm thẻ chân trắng

Độc tố được cho là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến các quá trình chuyển hóa trong cơ thể sinh vật, kể cả con người. Đôi khi, độc tố tảo lam gây ra bệnh và thậm chí gây chết cho động vật hoang dã, động vật nuôi, bao gồm tôm nuôi.

17/08/2015
Bệnh đuôi đỏ hội chứng Taura Bệnh đuôi đỏ hội chứng Taura

Bệnh đuôi đỏ hay hội chứng virus Taura, virus gây ra hội chứng Taura được phát hiện vào năm 1992 ở Ecuador và nhanh chóng truyền sang các nước Châu Mỹ, châu Á gây nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm.

17/08/2015
Sử dụng cá rô phi trong cuộc chiến chống lại bệnh EMS trên tôm Sử dụng cá rô phi trong cuộc chiến chống lại bệnh EMS trên tôm

Công ty Minh Phú là nhà sản xuất và xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam. Tại Hội nghị GOAL được tổ chức tại TP. HCM từ ngày 7-10 tháng 10 năm 2014, Công ty cho biết giải pháp chống lại hội chứng tôm chết sớm EMS của Công ty đang áp dụng tại các trang trại nuôi tôm của mình là sử dụng cá rô phi.

15/08/2015
Tổng quan mối liên hệ giữa bệnh tôm và lai cận huyết Tổng quan mối liên hệ giữa bệnh tôm và lai cận huyết

Các vấn đề về bệnh ở các trang trại nuôi tôm một phần có thể là do quá trình tương tác trong thực hành quản lý gây ra lai cận huyết ở các trại giống nhỏ và gia tăng do lai cận huyết khả năng dễ mắc và stress/căng thẳng từ môi trường.

15/08/2015