Hết khó nhờ đồng vốn ưu đãi
Trước đây, thu nhập cả gia đình anh Toàn chỉ trông vào vài sào lúa, kinh tế rất khó khăn.
Năm 2009, anh Toàn quyết định chuyển sang làm trang trại VAC, tuy nhiên, do không có vốn làm ăn nên cứ luẩn quẩn “cái khó bó cái khôn” trong suốt 3 năm đầu.
Đến năm 2012, qua Hội Nông dân gia đình anh được Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Kim Sơn cho vay 100 triệu đồng từ chương trình tín dụng ưu đãi giải quyết việc làm.
Anh đã tu sửa lại chuồng trại, mua thêm con giống lợn, gà, ba ba về nuôi.
Anh còn xây hầm biogas để vừa tận dụng chất thải của đàn vật nuôi làm chất đốt vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.
Từ tháng 1.7.2016, Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN đã quyết định nâng mức cho vay từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng/hộ, vốn cho vay một dự án được nâng lên từ 1,5 tỷ đồng lên 2 tỷ đồng.
Từ năm 2014 đến năm 2016, anh Toàn còn tham gia dự án chăn nuôi lợn nái ngoại do Quỹ HTND tài trợ và được vay 80 triệu đồng.
“Mạnh vì gạo, bạo vì tiền.
Vốn là cái quyết định thành công của những chủ trang trại như chúng tôi.
Đến nay, tôi đã gây dựng cho mình trang trại VAC có quy mô hơn 1 ha.
Mỗi năm bán hơn 60 tấn lợn hơi, 4 tấn gà, ngan, 5 tạ ba ba thịt, 5.000 con ba ba giống đã đem lại doanh thu cả tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi 400 triệu đồng.
Ngoài ra, tôi cũng có thêm khoản lãi gần 100 triệu đồng từ việc trồng hơn 400 gốc đào cảnh”, anh Toàn vui vẻ cho biết.
Cùng có chung niềm vui như anh Toàn, chị Đàm Thị Thu Hường ở xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) được Quỹ HTND cho vay vốn ưu đãi khoảng 30 triệu đồng để đầu tư trồng hoa công nghệ cao.
Chị còn tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật của HND tỉnh Hưng Yên nhằm phát huy đồng vốn vay sao cho hiệu quả nhất.
Với 7 sào trồng hoa công nghệ cao, mỗi năm chị thu lãi trên 200 triệu đồng.
Tương tự, ông Lê Tiến Đàm, thương binh ở thị trấn Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An) cũng được vay vốn ưu đãi từ Quỹ HTND để mua giống cá lóc bông thả trên các ao hồ đã lấy hết đất làm gạch và kết hợp trồng lúa.
Ngay vụ đầu tiên, ông thu hoạch được 2,2 tấn cá và 1 tấn lúa, tổng cộng bán được 125 triệu đồng.
Lời lãi từ việc nuôi cá, trồng lúa, ông Đàm đầu tư xây dựng nhà máy gạch theo công nghệ tuynel với dây chuyền sản xuất hiện đại.
Đến nay, gia đình ông có thu nhập hơn 4 tỷ đồng từ sản xuất gạch và tạo việc làm cho 35 lao động với mức lương từ 3,5 – 8 triệu đồng/người/tháng.
Ông Nguyễn Xuân Thắng – Trưởng ban Điều hành Quỹ HTND T.Ư Hội NDVN cho biết, đến tháng 6.2016, tổng nguồn Quỹ HTND các cấp Hội đạt 2.085,34 tỷ đồng.
Thu nhập bình quân của hộ vay vốn Quỹ HTND tăng trên 10% so với khi chưa tham gia dự án.
Cùng với quản lý Quỹ HTND, các cấp Hội đã phối hợp với Ngân hàng CSXH thực hiện ủy thác cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Hiện, các cấp Hội đang quản lý gần 63.000 tổ Tiết kiệm và vay vốn với dư nợ 47.197 tỷ đồng.
“Nguồn vốn vay ưu đãi như Quỹ HTND, Ngân hàng CSXH đã tạo ra hàng chục nghìn việc làm, giúp ND liên kết, tương trợ lẫn nhau, nâng cao thu nhập.
Nhiều hộ vay vốn đã trở thành chủ trang trại có thu nhập hàng năm đạt từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng và sẵn sàng giúp đỡ các hộ khó khăn khác cùng vươn lên” - ông Thắng khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Nằm ở độ sâu 33m dưới lòng đất, từng là căn hầm tránh bom của khoảng 8.000 người trong Thế chiến thứ 2, không ai ngờ rằng, nơi đây lại có thể trở thành một nông trang xanh mướt rau quả nhờ khoản đầu tư lên tới hơn 20 tỷ đồng.
Khi đến xóm 7, xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An), hỏi thăm gia đình anh Đặng Anh Tuấn thì hầu như ai cũng biết. Bởi anh không chỉ là người chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi học hỏi trong làm ăn mà còn là người luôn đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế.
“Chúng tôi sẽ tổ chức kiểm tra bất ngờ và liên tục để trấn áp, xử lý các đối tượng vi phạm. Hy vọng sẽ giúp tình hình buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu giảm đáng kể dần” - ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT cho biết.