Trang chủ / Cây ăn trái / Chôm chôm

Hãy cảnh giác trong việc sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng

Hãy cảnh giác trong việc sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng
Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục BVTV Bến Tre
Ngày đăng: 20/04/2017

Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật nói chung và thuốc kích thích sinh trưởng nói riêng, đã và đang được ứng dụng rất rộng rãi trong ngành trồng trọt như là một phương tiện hóa học quan trọng đối với sự sinh trưởng – phát triển của cây trồng nhằm thu được năng suất cao. Tuy vậy, trong thực tế ứng dụng đã có không ít trường hợp không có hiệu quả thậm chí có khi bị thất thu. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả - bài học tuy cũ nhưng vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là đối với thuốc kích thích sinh trưởng lại càng cần thận trọng hơn. Bất kỳ một sự sai sót nào trong kỹ thuật sử dụng cũng có thể đưa đến sự thất thu năng suất, thậm chí chết cây. Thực tế đã xảy ra ở một số vườn chôm chôm ở Chợ Lách.

Triệu chứng cây chôm chôm bị ngộ độc. Ảnh: Tác giả.

Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật nói chung và thuốc kích thích sinh trưởng nói riêng, đã và đang được ứng dụng rất rộng rãi trong ngành trồng trọt như là một phương tiện hóa học quan trọng đối với sự sinh trưởng – phát triển của cây trồng nhằm thu được năng suất cao. Tuy vậy, trong thực tế ứng dụng đã có không ít trường hợp không có hiệu quả thậm chí có khi bị thất thu. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả - bài học tuy cũ nhưng vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là đối với thuốc kích thích sinh trưởng lại càng cần thận trọng hơn. Bất kỳ một sự sai sót nào trong kỹ thuật sử dụng cũng có thể đưa đến sự thất thu năng suất, thậm chí chết cây. Thực tế đã xảy ra ở một số vườn chôm chôm ở Chợ Lách.

Đến một số vườn chôm chôm ở Chợ Lách mới thấy tình trạng lạm dụng thuốc BVTV của nông dân đang ở mức báo động. Một số nông dân gần như “ tắm” thuốc cho cây. Hỏi trực tiếp một hộ nông dân có chôm chôm bị chết đang giai đoạn mang trái thì được biết, anh sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng có tên thương mại là GA3 T20 Tablets phun trên vườn  chôm  chôm đang giai đoạn mang trái lớn với liều lượng 5g ( 1 viên)/ 100 lít nước ( liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất là 5g/200-400 lít nước), cao gấp 2-3 lần liều khuyến cáo. Đồng thời, pha thêm phân bón lá có tên thương mại là LỚN TRÁI CHÔM CHÔM với liều lượng 30ml/ 10 lít nước ( liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất là 20ml/16 lít nước), cao hơn 2.5 lần liều khuyến cáo. Hậu quả là một số cây bị chết,  số cây còn lại bị ngộ độc nhưng đã dần hồi phục. Một số nông dân lân cận sử dụng cùng loại thuốc và cùng liều lượng như thế trên cây chôm chôm cũng bị tình trạng ngộ độc. Có lẽ, do chôm chôm năm nay có giá nên nông dân nôn nóng sử dụng nhiều loại thuốc để thúc đẩy trái mau lớn.

Cây chôm chôm đang hồi phục. Ảnh: Tác giả.

Thuốc kích thích sinh trưởng GA3 có hoạt chất là Gibberallic acid. Tác dụng là kích thích phát triển thân lá, ra hoa đồng loạt, hạn chế rụng hoa và quả, kích thích phát triển quả, quả lớn và chín đồng loạt . Nông dân nghĩ rằng phun liều càng cao thì trái càng lớn. Song nông dân không biết rằng thuốc BVTV như con dao hai lưỡi nếu sử dụng không đúng sẽ đưa đến hậu quả khôn lường.

Để việc ứng dụng thuốc kích thích sinh trưởng có hiệu quả chắc chắn, cần nắm vững những nguyên tắc sau đây:

- Hiệu quả của chất kích thích sinh trưởng đối với cây trồng phụ thuộc vào nồng độ xử lý. Nếu nồng độ xử lý quá thấp thì hiệu quả kém hoặc không có hiệu quả; nồng độ ở mức cao sẽ gây ức chế và nếu nồng độ quá cao sẽ gây ảnh hưởng phá hủy, có thể dẫn đến hủy diệt. Cần chú ý là một nồng độ có thể sử dụng cho loại cây trồng này nhưng lại không thích hợp đối với loại cây trồng khác. Do đó, tuyệt đối phải tuân theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại cây trồng.

- Cần chú ý rằng chất kích thích sinh trưởng không phải là chất dinh dưỡng mà chúng chỉ có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất. Vì vậy, muốn tăng năng suất và phẩm chất cây trồng , nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước và dinh dưỡng cho cây. Nếu xử lý thuốc kích thích sinh trưởng cho cây mà dinh dưỡng không đầy đủ thì cũng sẽ không có hiệu quả hoặc phẩm chất giảm.

-  Hiện nay có rất nhiều loại thuốc kích thích sinh trưởng. Tùy theo mục đích, cây trồng mà chọn loại thuốc thích hợp.

Thiết nghĩ đây là bài học kinh nghiệm cho người nông dân. Nên nhận thức rằng thuốc bảo vệ thực vật là thuốc độc, chỉ sử dụng khi thật cần thiết và phải có kiến thức nhất định, tránh tình trạng phun thuốc theo cảm tính, làm thế nào để khi sử dụng phải thật an toàn  và hiệu quả./.


Có thể bạn quan tâm

Bón Phân Cho Cây Chôm Chôm Bón Phân Cho Cây Chôm Chôm

Chôm chôm có nhu cầu cao đối với N và K. Khi thiếu K cây bị bệnh khô cháy đầu lá.

04/12/2013
Bệnh hại cây chôm chôm Bệnh hại cây chôm chôm

Các loại bệnh hại cây chôm chôm

04/11/2015
Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 1 Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 1

Cây chôm chôm (Nephelium lappaceum Linn.) có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia, hiện nay được trồng ở các nước như: Malaysia, Indonesia, Philippines, Thailand,..., Việt Nam, là loại cây ăn quả nhiệt đới thích hợp vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.

11/09/2016