Hành động vì dân ngay sau cuộc gặp ông Đinh La Thăng
Sáng 18.2, Bí thư Thành ủy TP.HCM - ông Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với Chủ tịch UBND huyện Củ Chi - ông Nguyễn Hữu Hoài Phú. Sau buổi họp, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi đã ngay lập tức có hành động dựa trên những gì chia sẻ từ Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Theo đó, ông Phú đã liên lạc với đại diện Vinamilk để bàn về đầu ra cho đàn bò sữa tại Củ Chi. Ông Phú cho biết, Vinamilk hiện đang thu mua khoảng 80% tổng sản lượng sữa từ đàn bò sữa tại huyện này. Tuy nhiên, có một số hộ đã bị dạt ra do nhiều yếu tố.
“Củ Chi đang có hơn 5.700 hộ nuôi bò sữa, trong đó có hơn 300 hộ đang gặp khó khăn về đầu ra do nhiều yếu tố, như mua bán nhỏ lẻ, bò cho sữa chưa đạt chất lượng,... Và một công ty lớn khó có thể hợp đồng với từng hộ nhỏ được”, ông Phú nói.
Tuy nhiên, sau khi trao đổi với ông Vương Ngọc Long - Trưởng ban phát triển nguyên liệu của Vinamilk, ông Phú đã giúp các đàn bò sữa đang gặp khó khăn có cơ hội đầu ra với công ty Vinamilk. Cụ thể, ông Long đại diện Vinamilk đề nghị UBND huyện Củ Chi thống kê những hộ nuôi bò sữa đang gặp khó khăn về đầu ra, từ đó sẽ trình lên Tổng giám đốc Vinamilk để xem xét.
“Tất nhiên, bà con nông dân phải nâng cao chất lượng bò sữa thì mới có thể bán cho Vinamilk được”, ông Phú nói.
Chia sẻ về buổi làm việc với Bí thư Đinh La Thăng, ông Phú nói: “Anh Thăng nói phải gần dân, làm gì cũng phải xuất phát từ tinh thần vì dân. Cái gì chưa nắm cứ trực tiếp xuống dân sẽ rõ hết. Cứ gần dân, nghe dân nói thì tất cả sẽ ổn. Tôi tâm đắt nhất bốn từ “vì dân hành động” mà anh Thăng dặn dò tập thể cán bộ huyện Củ Chi”.
“Liên hệ thực tiễn, tại Củ Chi, bò sữa là gần dân nhất. Từ cái gần dân đó, tôi đã ngay lập tức trao đổi với anh Long để giải quyết liền. Đó là một bài học rút ra sau cuộc gặp gỡ anh Thăng”, ông Phú chia sẻ.
Ngoài bò sữa, hiện Củ Chi đang phát triển nông nghiệp trồng rau an toàn, cung cấp thực phẩm sạch cho thành phố. Ông Phú cho biết, toàn huyện Chủ Chi đang có 3.600 - 3.700 hecta phát triển nông nghiệp trồng rau sạch.
Có thể bạn quan tâm
Với 300 triệu đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) từ nguồn T.Ư Hội NDVN ủy thác, Hội ND tỉnh Tuyên Quang đã giải ngân cho các hộ dân xã Thắng Quân (Yên Sơn) tham gia Dự án “Cải tạo và thâm canh cây bưởi”.
“Hiện nay, trung bình mỗi con heo rừng xuất chuồng có giá từ 140.000 đồng/kg, trứng đà điểu có giá từ 200.000 đồng/quả. Rồi nhiều nguồn thu khác từ bồ câu, thỏ… sau khi trừ chi phí 2 vợ chồng mỗi năm thu về khoảng 70 triệu đồng”- bà Thủy cho biết.
Để nuôi vịt trời nhanh lớn, cho chất lượng thịt tốt, thơm ngon, các chủ trang trại cần có kinh nghiệm chọn giống chuẩn.