Hạn chế tình trạng nhiễm vi sinh sữa ở bò sữa
Phương pháp phòng ngừa tình trạng nhiễm vi sinh sữa ở bò sữa.
1. Chuồng trại:
- Chuồng trại và dụng cụ vắt sữa phải khô ráo, sạch sẽ.
Phải đưa toàn bộ phần thức ăn thừa ra khỏi máng; dọn phân trên nền chuồng và dội rửa sạch nền chuồng.
Cần lưu ý không quét và gây tung bụi bẩn trong chuồng nuôi trước khi vắt sữa.
- Nền chuồng không đọng nước hoặc quá ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và xâm nhập vào bầu vú.
2. Thân thể và bầu vú bò sữa:
Trước khi vắt sữa khoảng 30 phút nên tắm sạch bò, nhất là vùng bụng, bầu vú bò, phần thân sau.
3. Thiết bị, dụng cụ:
- Rửa sạch, phơi khô sau mỗi lần sử dụng và kiểm tra kỹ trước khi sử dụng.
- Ngoài ra, phải kiểm soát thật tốt vệ sinh quá trình vắt sữa gồm: trước, trong và sau khi vắt để phòng ngừa sự lây lan bệnh từ bò bệnh sang bò khỏe.
Đồng thời, ngăn chặn những điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú gây bệnh.
Bao gồm:
3.1 Vệ sinh bầu vú trước khi vắt sữa:
- Dùng khăn mềm, sạch nhúng vào nước ấm 40 – 42oC lau bầu vú, núm vú.
Sau đó, lau khô nhẹ nhàng bầu vú bằng khăn sạch.
Khăn lau vú nên sử dụng riêng cho từng bò để tránh lây lan bệnh viêm vú.
- Nhúng các đầu núm vú vào dung dịch cồn iod 2 – 4% nhằm tránh những vi sinh vật có trên da bầu vú xâm nhập vào sữa.
Sau đó, xoa bóp kích thích bầu vú để bò tiết oxytocin, dùng tay xoa quanh bầu vú, ép chặt bầu vú, rồi vuốt nhẹ núm vú.
Kế tiếp dùng hai tay nâng mạnh sàn vú lên giống như động tác thúc vú của bê.
Lặp lại vài lần cho đến khi bầu vú cương cứng lên, núm vú vểnh ra là dấu hiệu sữa đã xuống đầy bầu vú.
- Thời gian chuẩn bị và kích thích xuống sữa không kéo dài quá 1 phút.
3.2 Khi vắt sữa:
- Vắt bỏ những tia sữa đầu ở mỗi núm vú vào ca, cho vào hố tiêu độc, không đổ bừa bãi trên nền chuồng.
- Cần vắt một vài tia sữa từ mỗi núm vú vào các ca hoặc khay màu đen để kiểm tra viêm vú.
Nếu trạng thái, màu sắc và mùi vị của sữa bình thường, không có váng lợn cợn, không thay đổi màu chứng tỏ sữa tốt, bò không bị viêm vú.
Ngược lại, loại bỏ những phần sữa bị ô nhiễm nặng ra ngoài.
3.3 Vệ sinh sau khi vắt sữa:
- Rửa lại bầu vú bằng nước sạch, dùng khăn sạch khô lau bầu vú, nhúng các núm vú vào dung dịch thuốc sát trùng cồn iod 2 – 4% để tránh mầm bệnh xâm nhập vào bầu vú.
- Rửa sạch toàn bộ dụng cụ vắt sữa gồm: khăn lau vú, xô nhôm vắt sữa, bình chứa sữa, phễu lọc sữa, vải lọc sữa.
Tốt nhất là dùng nước xà phòng để rửa các dụng cụ này, tráng qua nước sôi và đem phơi dưới nắng cho đến khi khô hoàn toàn mới đem sử dụng để tránh nấm mốc và các mầm bệnh sinh sôi, phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh loét da quăn tai (LDQT) còn gọi là bệnh viêm màng mũi, thối loét của trâu bò. Bệnh gây ra do virus, thể hiện viêm thối loét niêm mạc và da, nhất là niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa và kết mạc mắt.
Ủ chua là kỹ thuật bảo quản thức ăn thô xanh nhờ quá trình lên men yếm khí, những phần cứng của thân cây bị mềm ra và làm cho nó trở nên dễ dàng đồng hóa. Thức ăn ủ chua được sử dụng cho gia súc nhai lại, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn.
Rối loạn sinh sản là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng rối loạn hoặc đình chỉ tạm thời hay lâu dài chức năng sinh sản. Những nhân tố gây nên bao gồm: chế độ nuôi dưỡng không thích hợp, khiếm khuyết di truyền, bệnh lý hoặc những dị thường về đường sinh dục, sự tiết không bình thường của một số hóc môn và thoái hoá giống do quản lý giống không tốt.