Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ - Vấn đề cần quan tâm - Phần 3

Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ - Vấn đề cần quan tâm - Phần 3
Tác giả: Mỹ Ngọc
Ngày đăng: 04/04/2016

6. Thực hiện tốt công tác cách ly để phòng ngừa lây nhiễm

Hệ thống rào bao quanh phải đảm bảo kín, vật chủ trung gian mang mầm bệnh không xâm nhập được, ngăn ngừa gia súc, gia cầm vào ao nuôi.

Người không phận sự không được phép vào ao nuôi.

Cần vệ sinh, sát trùng người, vật ra vào ao nuôi, dụng cụ sử dụng phải riêng biệt từng ao nuôi và được vệ sinh, sát trùng sau khi sử dụng.

7. Hợp tác trong nuôi tôm

Nhà nước khuyến khích tổ chức sản xuất theo mô hình hợp tác tự nguyện để giúp nhau trong khâu kỹ thuật; dịch vụ về giống, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản; phòng trừ dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt là nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và có ý thức phòng bệnh chung.

Để thực hiện tốt việc này:

Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng hệ thống cống cấp và thoát nước, xây dựng ao lắng (20 – 25% diện tích ao nuôi) cho vùng nuôi.

Người dân hợp tác các khâu:

Cải tạo ao đồng loạt; chọn cùng nguồn giống đạt chất lượng tốt; thả giống đồng loạt;đóng góp chi phí xử lý nước trong ao lắng theo tỉ lệ sử dụng nước cấp; chọn chung nhà cung cấp thức ăn, vật tư thuốc thú y thủy sản để có những chính sách ưu đãi;

Được cán bộ kỹ thuật thường xuyên đến hỗ trợ kỹ thuật cụ thể cho từng ao nuôi và thông tin những vấn đề có liên quan đến nuôi tôm cho bà con nông dân kịp thời.

8. Liên kết 04 nhà là nhu cầu hết sức cần thiết.

* Nhà nước: Cần có quy hoạch vùng nuôi thủy sản.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đê bao, hệ thống kênh cấp – thoát trong vùng nuôi.

Cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho người dân như: thuế, vốn, hạ tầng cơ sở, phòng chống lây lan dịch bệnh.

Cần có chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư phát triển thủy sản, đặc biệt là chế biến để góp phần ổn định giá cả đầu ra vàtiêu thụ sản phẩm.

Khuyến khích và có những chính sách cụ thể để hỗ trợ các tổ hợp tác tự nguyện nuôi trồng thủy sản.

* Nhà nông: Tuân thủ đúng, đủ qui trình kỹ thuật khi nuôi thủy sản.

Tùy theo khả năng (kỹ thuật, tài chính…) mà chọn mô hình nuôi, loại hình nuôi cho phù hợp.

Nắm bắt kịp thời thông tin thị trường, mùa vụ sản xuất.

Phải liên kết và có ý thức cộng đồng cao.

* Nhà khoa học: Tăng cường quan hệ với các Viện – Trường – Trung tâm khuyến nông Quốc gia nhằm tiếp nhận kịp thời những thông tin, quy trình công nghệ mới, các giống loài mới…

Phối hợp với địa phương tổ chức trình diễn kịp thời, đáp ứng cho nhu cầu phát triển thuỷ sản của tỉnh.Hướng đến xây dựng qui trình nuôi an toàn sinh học, tạo ra các sản phẩm “sạch” phục vụ mục tiêu xuất khẩu.

Tập huấn cho nông dân kỹ thuật sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Tổ chức nhiều mô hình trình diễn kết hợp chương trình dạy nghề nông thôn để nhân rộng mô hình.

Luôn bên cạnh và đáp ứng kịp thời nhu cầu của nông dân.

* Nhà doanh nghiệp: Liên kết chuỗi sản xuất – chế biến và tiêu thụ: Đầu tư một phần kinh phí cho nông dân, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, giá cả ổn định, đảm bảo người nuôi tôm có lãi.

Chú trọng đầu tư công nghệ chế biến theo hướng các sản phẩm giá trị gia tăng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao tròn - Phần 2 (Phần cuối) Nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao tròn - Phần 2 (Phần cuối)

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao tròn - Phần 2 (Phần cuối)

04/04/2016
Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ - Vấn đề cần quan tâm - Phần 1 Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ - Vấn đề cần quan tâm - Phần 1

Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú.

04/04/2016
Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ - Vấn đề cần quan tâm - Phần 2 Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ - Vấn đề cần quan tâm - Phần 2

Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ - Vấn đề cần quan tâm - Phần 2

04/04/2016