Hai công ty sử dụng chất cấm bị phạt 800 triệu đồng, đóng cửa một tháng
Cụ thể, Công ty Cổ phần TM SX Bắc Âu Mỹ (phường Tân Tiến, TP Biên Hòa, Đồng Nai) bị phạt số tiền 470 triệu đồng kèm theo chế tài xử phạt bổ sung là đình chỉ sản xuất thức ăn chăn nuôi trong vòng một tháng.
Trong đó, phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi sản xuất thức ăn bổ sung CP ADE Calcitin B12 có chứa chất cấm Sabutamol.
DN này còn bị phạt thêm số tiền 300 triệu đồng với hành vi sản xuất 10 loại thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Đồng thời bị phạt 30 triệu đồng với lỗi vi phạm cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi không có phòng phân tích kiểm nghiệm hoặc không có hợp đồng thuê phân tích kiểm nghiệm sản phẩm.
Thanh tra Bộ NN và PTNT cũng đã quyết định xử phạt ở mức 140 triệu đồng đối với công ty TNHH Thuốc Thú y – Thủy sản Cường Phát đóng tại ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai về hành vi sản xuất thức ăn bổ sung CP ADE Calcitin B12 có chứa chất cấm Sabutamol.
Đồng thời, xử phạt công ty này về hành vi kinh doanh 10 loại thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam số tiền 200 triệu đồng.
Tổng cộng, công ty TNHH Thuốc Thú y – Thủy sản Cường Phát bị xử phạt số tiền 340 triệu đồng kèm theo chế tài phạt bổ sung là đình chỉ kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong vòng một tháng.
Thanh tra Bộ NN và PTNT cũng buộc DN này phải phối hợp với công ty CP TMSX Bắc Âu Mỹ để thu hồi, tiêu hủy các sản phẩm vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
Nổi danh trong lĩnh vực thủy sản, nhưng chị Phan Thị Tuyết Mai lại đang dồn tâm huyết cho trồng và ứng dụng nguyên liệu từ cây chùm ngây trên khá nhiều sản phẩm như mỳ gói, trà, bánh...
Đó là ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh lần đầu tiên triển khai tại gia đình anh Nguyễn Đình Cảnh ở thôn Tập Ninh, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ. Mô hình đã đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng nuôi trồng thuỷ sản mới cho bà con nông dân địa phương.
Ngành chăn nuôi ở huyện Tân Phước (Tiền Giang) phát triển có phần chậm hơn so với các huyện khác trong tỉnh, nhưng đang phát triển khá mạnh mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia công. Đây được xem là mô hình chăn nuôi an toàn và bền vững.
Nghệ An là tỉnh có nhiều huyện miền núi và có nhiều dân tộc sinh sống, có tiềm năng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản tương đối lớn
Xuất khẩu thủy sản được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu của tỉnh Bạc Liêu. Vậy mà, bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Cứ đến mùa vụ, doanh nghiệp trong tỉnh lại kêu thiếu tôm chế biến xuất khẩu, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất lại được tuồn ra ngoài tỉnh để bán!?