Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp hộ nghèo có hướng làm ăn

Giúp hộ nghèo có hướng làm ăn
Ngày đăng: 02/10/2015

Vơi bớt nỗi nhọc nhằn

Tới thăm gia đình chị Khuyến - một trong hàng nghìn hộ đang thụ hưởng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện Lạng Giang, chúng tôi hết sức khâm phục nghị lực vượt khó của chị.

Vợ chồng chị Khuyến là nông dân. Năm 2007, chồng chị là anh Nguyễn Văn Cần bị suy thận độ 4, phải nhập viện ngay.

“Trụ cột gia đình là chồng thì ốm đau, 2 con đang tuổi ăn tuổi học, mình tôi lo toan cực nhọc vô cùng” - chị Khuyến nhớ lại.

 

Chị Nguyễn Minh Khuyến, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) chăm sóc đàn gà trứng thương phẩm của gia đình chị Khuyến.

Từ năm 2008 đến nay, khó khăn của gia đình chị Khuyến phần nào được san sẻ khi Ngân hàng CSXH huyện cho vay vốn chương trình hộ nghèo.

Có tiền chị mua cặp bê, 3-4 con lợn giống và 100 con gà đẻ trứng. Từ chăn nuôi, chị Khuyến có thu nhập ổn đinh 2,5 – 3 triệu đồng/tháng để trang trải cuộc sống và lo thuốc thang cho chồng.

Ngoài ra, 2 đứa con của chị khi thi đỗ vào đại học, cao đẳng đều được vay ưu đãi vốn từ Ngân hàng CSXH để học tập. “Chồng tôi phải chạy thận nhiều năm, kinh tế gia đình suy kiệt.

Cũng may là được Ngân hàng CSXH cho vay vốn ưu đãi học sinh - sinh viên. Có lúc tổng dư nợ hộ nghèo và học sinh - sinh viên của gia đình tôi lên đến gần 100 triệu đồng” - chị Khuyến giãi bày.

Đến nay, 2 con chị Khuyến đã ra trường, đi làm và đang góp tiền cùng với bố mẹ hoàn trả nợ cho ngân hàng.

Hiện, gia đình chị Khuyến chỉ còn dư nợ hộ nghèo với số vốn vay là 36 triệu đồng.

Hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn

 Tính đến 30.8, toàn xã Tân Dĩnh nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH huyện Lạng Giang 7 chương trình ưu đãi, tổng dư nợ 6,2 tỷ đồng với gần 400 hộ vay vốn, nợ quá hạn chỉ có 16 triệu đồng. 

Với kinh nghiệm 15 năm đảm nhiệm vị trí tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn (TKVV) thôn Dĩnh Tân, bà Nguyễn Thị Bích Phượng chia sẻ:

“Để vốn vay phát huy hiệu quả, việc bình xét đúng đối tượng cho vay là điều rất quan trọng. Chúng tôi bình xét đối tượng vay vốn dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, công bằng, minh bạch để tránh gây so bì”.

Theo bà Phượng, sau khi giải ngân vốn vay, các tổ trưởng thường xuyên bám sát, gần gũi, động viên tổ viên của mình tham gia các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao khoa học và hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn phù hợp.

Như trường hợp của chị Khuyến, bà Phượng đã gợi ý chị chăn nuôi loại con nào, trồng cây gì để vừa thêm thu nhập vừa có thể chăm sóc chồng con.

“Hiện tổ do tôi quản lý có dư nợ hơn 600 triệu đồng với 35 hộ vay vốn. Tổ Tiết kiệm và vay vốn thôn Dĩnh Tân nhiều năm liền không có nợ quá hạn” - bà Phượng khẳng định.

Về hiệu quả vốn vay, ông Lê Duy Phương – Chủ tịch UBND xã Tân Dĩnh khẳng định:

“Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH cùng với nhiều giải pháp hỗ trợ của chính quyền các cấp đã tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách có cơ hội phát triển kinh tế, các em học sinh, sinh viên con em những hộ này có điều kiện được tiếp tục học tập, nuôi dưỡng ước mơ lập thân, lập nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương”. 


Có thể bạn quan tâm

Định Hướng Thông Tin Về Cây Trồng Biến Đổi Gen Định Hướng Thông Tin Về Cây Trồng Biến Đổi Gen

Mặc dù lợi ích của việc ứng dụng công nghệ biến đổi gen đối với cây trồng đã được khoa học và thực tế chứng minh, tuy nhiên vẫn còn không ít ý kiến trái chiều về lợi ích và sự an toàn của việc ứng dụng công nghệ này như: Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng lương thực truyền thống…

01/10/2014
Cho Trồng Bắp Biến Đổi Gen Ngành Chăn Nuôi Được Gì? Cho Trồng Bắp Biến Đổi Gen Ngành Chăn Nuôi Được Gì?

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho bắp (ngô) biến đổi gen (BĐG) MON 89034 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (thuộc tập đoàn Monsanto của Mỹ). Như vậy, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi giống bắp này sẽ được tung ra thị trường. Ngành chăn nuôi (bao gồm cả sản xuất thức ăn và chăn nuôi) Việt Nam được gì từ cuộc chơi này?

01/10/2014
Giá Su Su Sa Pa Xuống Thấp Nhất Trong 10 Năm Trở Lại Đây Giá Su Su Sa Pa Xuống Thấp Nhất Trong 10 Năm Trở Lại Đây

Năm 2014, huyện Sa Pa trồng 120 ha su su, trong đó 100 ha lấy quả. Sản lượng quả su su bình quân hằng năm của huyện đạt 6.000 tấn. Hiện chỉ có duy nhất Hợp tác xã Hoa Đào bao tiêu sản phẩm cho xã viên, còn lại nông dân phải tự lo đầu ra cho sản phẩm.

01/10/2014
Khi Nông Dân Làm Cà Phê Bền Vững Khi Nông Dân Làm Cà Phê Bền Vững

Thay đổi hoàn toàn thói quen, tập quán cũ của người nông dân trong canh tác cà phê; Giúp bà con làm quen với phong cách bón phân mới, phun thuốc diệt sâu bệnh mới; Giúp nông dân tạo thói quen ghi nhật kí đồng ruộng, kiểm soát được chi phí đầu vào và tính toán lợi nhuận...

01/10/2014
Gia Lai Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Mía Theo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Gia Lai Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Mía Theo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Tính đến nay, tổng diện tích mía tại khu vực phía Đông tỉnh đạt 24.000 ha, tăng gấp 10 lần so với thời điểm sau cuộc khủng hoảng mía đường năm 1999 - 2000, mía trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của các địa phương trong khu vực.

01/10/2014