Giống lúa lai chất lượng cao MHC2
MHC2 đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, được bà con nông dân đón nhận, ngày càng mở rộng diện tích gieo trồng.
Lúa lai MHC2 tại huyện Hồng Dân, Bạc Liêu, vụ lúa - tôm 2020. Ảnh: MHC.
Nhiều năm qua, Công ty TNHH Mahyco Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất và cung ứng thành công giống lúa lai hai dòng MHC2 tại Việt Nam. Giống đã được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức tháng 11/2019.
MHC2 gieo trồng được cả hai vụ trong năm, thời gian sinh trưởng vụ xuân tại miền Bắc 130 - 135 ngày, vụ mùa 105 – 110 ngày. Tại phía Nam, thời gian sinh trưởng bình quân 105 ngày. Giống cứng cây, bộ lá gọn, chống đổ tốt, đẻ nhánh khỏe, tập trung. Năng suất bình quân tại miền Bắc đạt 7 tấn/ha và 9 – 10 tấn/ha đối với khu vực Tây Nguyên và phía Nam.
MHC2 chịu thâm canh, trồng được trên nhiều chân đất và mọi mùa vụ, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh đạo ôn, bạc lá, giảm thiểu số lần phun thuốc, góp phần bảo vệ môi trường và chi phí sản xuất của nông dân. Hạt gạo to, trong, tỷ lệ gãy gạo và bạc bụng thấp, chất lượng cơm gạo ngon, dai cơm. Tỷ lệ hao hụt khi chế biến và bảo quản thấp, giá bán cao.
Thị trường giống lúa tại Việt Nam được đánh giá là thị trường cao cấp, tính cạnh tranh rất cao, giống sẽ nhanh chóng bị đào thải nếu không phù hợp. Bài toán đặt ra với sản phẩm lúa chọn tạo trong nước phải đủ khả năng cạnh tranh trực tiếp với những “biểu tượng” lúa lai đang được phân phối rộng rãi hoặc những giống lúa lai mới xuất sắc.
Kết tinh được những ưu thế về chống chịu sâu bệnh, thời gian sinh trưởng, chất lượng cơm gạo, giống lúa MHC2 đã trải qua hành trình thử nghiệm thành công dọc theo chiều dài đất nước. Tại vùng lúa tôm ở Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu…, giống lúa MHC2 được nông dân đánh giá rất cao bởi đồng thời giải quyết được yêu cầu khắt khe về giống lúa không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chịu được mặn, cây cứng, thời gian sinh trưởng phù hợp và đặc biệt là chất lượng cơm gạo được thị trường đón nhận.
Đến vùng Tây Nguyên, giống lúa MHC2 nổi trội bởi năng suất và chất lượng gạo phù hợp. Tại Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc, địa bàn nổi tiếng bởi nhiều giống lúa lai năng suất cao, chất lượng tốt, nhưng trong vụ mùa 2020 và xuân 2021 tại các vùng này lúa MHC2 không đủ lượng giống cung ứng cho bà con. Đặc biệt nhất, MHC2 nằm trong số rất ít giống lúa lai có nhu cầu lớn từ thị trường vụ mùa tại miền Bắc.
Việc sản xuất hạt lai MHC2 đã bắt đầu thử nghiệm ở các tỉnh Nam Trung Bộ từ năm 2017 với các mô hình sản xuất nhỏ. Từ đó đến nay, diện tích sản xuất không ngừng được mở rộng.
Cho đến vụ xuân hè năm 2021, diện tích đã lên tới 70 ha và dự kiến diện tích sản xuất vụ xuân hè 2022 sẽ vượt 100 ha. Quy trình sản xuất nhanh chóng được tập huấn, chuyển giao cho bà con các vùng sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Giống lúa HG12 được đánh giá cao sau nhiều năm thực hiện mô hình giống lúa mới có triển vọng về năng suất, khả năng chống chịu ở Thừa Thiên - Huế.
Ông Lưu Văn Tiến, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tam Nông, Đồng Tháp cho biết: Vụ lúa hè thu năm nay toàn huyện có kế hoạch xuống giống 28.785 ha
Sâu cắn chẽn, còn gọi là sâu cắn gié gây hại trên diện rộng trên cây lúa trong giai đoạn chuẩn bị làm đòng đến trổ bông khiến năng suất và sản lượng sụt giảm.