Giống Dưa Bở Vàng Thơm Số 1
1. Nguồn gốc
Giống dưa bở Vàng thơm Số 1 do ThS. Đoàn xuân Cảnh, KS. Ngô Thị Mai, TS. Đào Xuân Thảng - Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn lọc theo phương pháp chọn lọc cá thể đồng dạng từ các mẫu giống dưa bở nhập nội năm 1997. Đến năm 2005, ở thế hệ G8 đã thu giống dưa bở có độ thuần đạt 96-98% khả năng sinh trưởng, phát triển, dạng quả, năng suất và chất lượng quả tốt, mùi thơm đặc trưng. Giống được đặt tên là giống dưa bở Vàng thơm Số 1.Giống dưa bở Vàng thơm số 1 đã được công nhận tạm thời theo Quyết định số 632/QĐ-TT-CLT ngày 24 tháng 12 năm 2010.
2. Đặc điểm chính của giống
Giống thích hợp trồng trong vụ xuân hè, vụ hè tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Thời vụ gieo hạt tốt nhất từ 20/3 đến 5/5. Thời gian sinh trưởng khoảng 70-75 ngày, dạng hình khỏe, thân, lá xanh đậm, khả năng phân nhánh trung bình.
Giống dưa bở Vàng thơm Số 1cho năng suất ổn định, đạt 33,69-34,81 tấn/ha.Quả dưa bở Vàng thơm số 1 có dạng tròn cao, khối lượng quả đạt 1,2-1,3 kg, khi chín vỏ có màu vàng sẫm, cùi dày, màu trắng ngà, hàm lượng chất khô 5,35%, hàm lượng tinh bột 2,58%, độ Brix 4,8%, rất thơm.
Giống dưa bở Vàng thơm số1 có khả năng chịu lạnh kém.
3. Kỹ thuật canh tác
* Kỹ thuật vườn ươm
- Thời vụ: gieo hạt từ 20/3 đến 5/5- Lượng hạt dùng cho 1 ha khoảng 0,4 -0,5kg (cả dự phòng).
- Gieo cây giống trong bầu, giá thể dùng để gieo hạt là: 40% đất phù sa + 45% (xơ dừa, trấu hun) + 15% (mùn mục) + (5 gam đạm + 15 gam supelân)/100 kg hỗn hợp (giá thể này đang được sử dụng để sản xuất cây giống dưa hấu, dưa lê)
* Kỹ thuật vườn sản xuất
- Chọn đất và chuẩn bị đất trồng: Tốt nhất nên chọn chân đất tơi xốp, dễ thoát nước, đất có độ pH 5,5- 6,0- Mật độ trồng: 1,6- 2,0 vạn cây, kích thức luống rộng 2,5 m, trồng một hàng giữa luống. Hốc x hốc: 50-60 cm, trồng 2 cây/hốc, cách nhau 10 cm.
- Phân bón và cách bón phân: Lượng phâncho 1 ha: 5 tấn phân hữu cơ + 260 kg đạm urê + 240 kg Kali Clorua + 500- 600 kg Supe lân/1ha.
- Cách bón:
+ Bón lót: Bón toàn bộ phân hữu cơ vi sinh + lân supe + 1/8 đạm + 1/8 Kali. Bón vào hốc, rạch trồng, lấp đầy và san phẳng luống trước khi trồng. Nếu có điều kiện phủ màng nông nghiệp chuyên dụng, mặt đen xuống dưới, mặt trắng lên trên, đục lỗ theo mật độ trồng và vị trí trồng.+ Bón thúc lần 1: Sau trồng 10-12 ngày, kết hợp với vun đợt 1, bón 1/6 đạm + 1/6 kali
+ Bón thúc lần 2: Sau trồng 18 - 20 ngày, kết hợp với vun cao đợt 2, bón 1/5đạm + 1/6 kali+ Bón thúc lần 3: Khi đậu quả rộ. Bón toàn bộ số phân còn lại hòa nước tưới, nồng độ 5-10% vào giữa hai hốc hoặc giữa luống.
Trường hợp cây sinh trưởng phát triển kém bổ sung thêm phân NPK (13 : 13 : 13) pha loãng với nồng độ 5% tưới vào giữa hai hốc
- Một số biện pháp kỹ thuật khác:
+ Nếu không phủ luống bằng màng phủ nông thiệp thì sau bón thúc lần 1, san phẳng luống và phủ rơm/rạ kín luống trước khi cây dưa bò.+ Bấm ngọn, tỉa nhánh: Cây có từ 4-5 lá bấm ngọn chính để cho ra nhánh phụ cấp 1, mỗi cây chỉ nên để 2-3 nhánh cấp 1.
+ Cần đảm bảo đủ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Đặc biệt giai đoạn ra hoa, đậu quả và lớn của quả.
- Phòng trừ sâu bệnh.
Các loại bệnh hại chủ yếu:+Bệnh lở cổ rễ, và bệnh héo rũ ở cây con: Dùng Viben C. 50 BTN nồng độ 0,2%, Ridomil 72WP nồng độ 0,15% hoặc Validacin, nồng độ 0,2% phun vào buổi chiều mát, không mưa
+ Bệnh sương mai:(Pseudoperospora cubensis berk, and curt). Dùng các loại thuốc như: Ridomil MZ 72 WP nồng độ 0,2-0,25%, Zineb 80WP nồng độ 0,25-0,3%, Daconil 72WP... để phun phòng và trừ.+ Bệnh phấn trắng (Eryshiphe Cichoracearum D.C). Dùng Anvil 5SC, Bavistyl 50 FL, Bayferan nồng độ 0,1% phun vào buổi chiều mát, không mưa.
Các loại sâu hại chủ yếu:+ Rệp xanh (Aphis sp) dùng Oncol 20EC, Butyl 20WP phun nồng độ 0,15- 0,2% phun đều, đặc biệt phun trực tiếp vào các ổ rệp
Chú ý phòng trừ sâu xanh ăn lá, ăn vỏ quả, các bệnh chết rũ cây con, chạy dây, phấn trắng, mốc sương. Phun theo chỉ dẫn và đảm bảo an toàn sản phẩm, trước thu hoạch 15-20 ngày không được phun thuốc hoá học.
- Thu hoạch:
Sau khi quả đậu 25-30 ngày, vở quả màu vàng sẫm, cuống quả nhỏ. Tiến hành thu hoạch, thu quả vào buổi sáng hoặc chiều mát, cắt cuống, xếp quả nhẹ nhàng vào hộp, khay nhựa, kích thức 40 x 60 x 40 cm.Quả được bảo quản trong kho mát sau 1-2 ngày chuyển tiêu thụ. Sử dụng dưa bở Vàng thơm số1 khi vỏ quả chuyển màu vàng sẫm, vỏ nứt nhẹ, mềm, mùi thơm đậm. Dưa bở Vàng thơm Số1 có thể ăn trực tiếp như các loại dưa bở khác hoặc làm sinh tố dưa ăn mát, bổ.
4. Phạm vị áp dụng
Giống dưa bở vàng thơm Số1 thích hợp trồng trong cơ cấu cây rau màu vụ xuân hè, vụ hè (gieo hạt từ 20/3 đến 5/5) các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
5. Địa chỉ liên hệ giống
ThS. Đoàn Xuân Cảnh - Bộ môn Cây thực phẩm – Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm
Địa chỉ: Liên Hồng, Gia Lộc, Hải DươngĐT: 03203. 716386
Có thể bạn quan tâm
Giống VN-1064 tuyển chọn từ tập đoàn giống chuối lưu giữ tại Phú Hộ, Phú Thọ. Mẫu tuyển chọn được thu thập tại xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú thọ năm 1994. Giống được Bộ NN-PTNT công nhận giống chính thức tại Quyết định số 1147 QĐ/BNN-KHCN, ngày 19/4/2006.
Tại Nghệ An, bước vào vụ xuân 2011 này, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo gieo trồng 50 ha, trong đó điểm tập trung lớn nhất là tại xã Nghĩa Lộc thuộc huyện Nghĩa Đàn, đã gieo cấy đến 38ha
Nhằm chủ động giống thủy sản, Chi cục Thủy sản Bắc Giang triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu khả năng sinh sản nhân tạo cá trắm đen”, đã được Hội đồng nghiệm thu với kết quả khả quan.
Vụ xuân năm 2011, Cty CP Giống cây trồng miền Nam đã kết hợp với Trạm Khuyến nông Mèo Vạc trồng trình diễn giống ngô lai đơn SSC557 tại xóm Sủng Nhì, xã Sủng Máng
Thời gian thu hoạch hợp lý từ 7- 10 tháng sau khi trồng. Bình quân năng suất củ tươi đạt 33,4 tấn/ha (trong điều kiện thâm canh như Đồng Nai, Tây Ninh có thể đạt 40-50 tấn/ha), hàm lượng tinh bột 27,2%, hàm lượng HCN 105,9 mg/kg chất khô. Thân thẳng, nhặt mắt, thích hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam. Dạng củ đồng đều, thịt củ màu trắng, thích hợp với chế biến và thị trường.