Giống Đậu Tương Cao Sản DT51

Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) vừa chọn tạo thành công và khuyến cáo các địa phương đưa vào gieo trồng giống đậu tương cao sản DT51.
Theo đánh giá, DT51 có nhiều ưu điểm vượt trội như năng suất cao, có thể trồng được 3 vụ/năm, tỷ lệ quả 3 hạt đạt trên 30%, khả năng tổng hợp được lượng đạm từ khí trời cao hơn do hệ rễ có khối lượng nốt sần hữu hiệu cao hơn, khi thu hoạch mà thân, lá vẫn còn xanh nên hàm lượng chất hữu cơ nhiều hơn, khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt hơn…
TS. Trần Thị Trường, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ cho biết: Tùy theo thời vụ gieo trồng, giống DT51 có TGST từ 89 - 95 ngày, sinh trưởng khỏe, nhiều lá, ra nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả cao. Quả phân bố từ đốt thứ 3 đến tận ngọn. Khối lượng 100 hạt đạt từ 17-20g, số quả chắc/cây cao, đạt từ 30-50 quả/cây, có thể cho năng suất từ 25-27 tạ/ha/vụ; thậm chí một số vùng thâm canh tốt có thể đạt 29 tạ/ha/vụ. So với giống đậu tương DT84 đang được trồng rộng rãi, năng suất có thể cao hơn trung bình 21-29%.
Đồng bằng Bắc bộ chỉ nên trồng đậu tương DT51 vụ XH và HT
Giống đậu tương DT51 nhiễm nhẹ đến trung bình những bệnh hại chính, chống đổ khá; có thể trồng được trên nhiều loại đất, kể cả trên các chân đất vừa mới thu hoạch mạ, đất ướt nhưng tỷ lệ nẩy mầm vẫn đạt rất cao. Trong trường hợp giai đoạn cây đang sinh trưởng, phát triển mà bị úng ngập 4-5 ngày giống này vẫn có khả năng sống được, lá vẫn còn xanh, rễ không bị thối. DT51 được Bộ NN-PTNT công nhận là giống tạm thời năm 2011 và cho phép đưa vào SX thử 3 vụ chính (vụ xuân, hè thu và vụ đông).
Để đạt được năng suất cao, phẩm chất hạt tốt khi trồng giống đậu tương DT51, ngoài các biện pháp kỹ thuật thông thường theo quy trình, bà con cần chú ý thêm một số điểm dưới đây:
- Thời vụ: DT51 có TGST dài ngày hơn DT84, do đó bà con cần chủ động điều chỉnh thời gian gieo trồng ngay từ đầu. Vụ đông gieo từ 10/9 - 5/10, vụ xuân gieo từ 15/2 - 10/3, vụ HT gieo từ 1/6 - 20/6 để đảm bảo thời gian chế biến hạt giống cung cấp kịp cho vụ đông. Riêng các tỉnh vùng núi phía Bắc do khí hậu lạnh hơn nên vụ xuân thường gieo muộn hơn các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và chỉ nên trồng 2 vụ chính trong năm (vụ xuân hè gieo từ 10/3 - 15/4, vụ HT từ 15/7 - 20/8.
- DT51 có thể gieo theo hốc hoặc theo hàng đơn. Nếu gieo theo hốc, nên để khoảng cách giữa các hốc từ 10-14 cm, mỗi hốc gieo 2 hạt; nếu gieo đơn thì hạt cách nhau 6-7 cm là vừa. Trong trường hợp gieo vãi không rạch hàng (trên chân đất lúa 2 vụ sau thu hoạch) bà con có thể gieo với lượng giống từ 3-3,5 kg/sào và nhổ tỉa, định cây trong quá trình chăm sóc để có mật độ trung bình từ 30-40 cây/m2 sẽ cho năng suất cao nhất. Gieo hạt khi đất có đủ độ ẩm, nếu đất khô nên tưới nhẹ trước khi gieo.
Bà con có thể liên hệ Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ. Địa chỉ: Xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội, ĐT: 04.36871714 để được tư vấn thêm về kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm

Sinh trưởng bán vô hạn , chống chịu bệnh tốt , thích hợp trồng ở vùng cao quanh năm . Bắt đầu thu trái 65 ngày sau cấy , thời gian thu kéo dài

Vừa qua, Cục Trồng trọt đã chính thức công nhận giống lúa Q. Nam 1, mở ra cơ hội cho nông dân dải đất miền Trung có thêm một giống lúa mới đưa ra đồng ruộng SX.

Thời gian sinh trưởng 70-75 ngày. Thích hợp trồng trong vụ xuân hè, vụ hè tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Dạng hình khỏe, thân và lá xanh đậm, khả năng phân nhánh trung bình.

Hạt giống được gieo trong cát nhỏ (loại cát trát tường nhà), gieo dày như gieo mạ, lấp lớp cát nhỏ lên trên hạt khoảng 1-2 cm tuỳ từng loại hạt. Ví dụ hạt các loại rau, hạt cây có vỏ mỏng, mềm lấp mỏng; hạt cây ăn quả, cây lâm nghiệp, hạt có vỏ dày cứng lấp sâu. Tốt nhất các loại hạt đem ngâm đủ nước, nếu mùa lạnh đem ủ ấm đến nứt nanh 20-30% đem gieo

Ông Lê Văn Đức, Trưởng phòng Cây công nghiệp - Cây ăn quả, Cục Trồng trọt, cho biết: Đợt rét đậm, rét hại kéo dài liên tiếp các năm 2008 và 2010 là nguyên nhân gây thiệt hại nặng cho cây cao su tại vùng Đông Bắc. Thống kê thời gian đó, tại Đông Bắc đã thiệt hại khoảng 80,7% trong tổng số 1.999 ha, tính đến thời điểm 2010 (Hà Giang thiệt hại nặng nhất với khoảng 97% tổng diện tích, Yên Bái trên 60%...).