Trang chủ / /

Giống Cam Mật Không Hạt

Giống Cam Mật Không Hạt
Ngày đăng: 23/08/2011

Bằng phương pháp tuyển chọn từ cây trồng hạt, Viện Cây ăn quả miền Nam đã tuyển chọn được một giống cam Mật có đặc tính không hạt của quả rất ổn định với tên gọi Cam Mật không hạt.

Phương pháp tuyển chọn giống/dòng không hạt từ các dòng đột biến hay cây trồng hạt trong tự nhiên được xem như một trong những phương pháp cơ bản trong các phương pháp nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống cây có múi. Sau 6 năm khảo sát, đánh giá, nhóm nghiên cứu của Ths. Trần Thị Oanh Yến đã tuyển chọn được một giống với tên gọi Cam Mật không hạt (CMKH) (Citrus sinensis L. Osbeck) có các đặc tính:

Cây có dạng hình cầu vươn cao, khả năng ra hoa mạnh, hạt phấn có tỉ lệ bất dục rất cao >95%.

Quả có dạng hình cầu, vỏ quả có màu xanh vàng đến vàng xanh khi chín, tính không hạt của quả rất ổn định ngay cả trong điều kiện thụ phấn nhân tạo với các giống cây có múi khác (bưởi Da xanh, bưởi Năm roi, cam Sành, cam Dây, quýt Đường).

Khối lượng quả trung bình 150-270g, chất lượng quả ngon, thịt quả màu vàng tươi, dày vỏ từ 3,5-4,0mm, tỉ lệ nước quả 36-52%, độ Brix 8-10%, acid tổng số 0,5-0,6g/100ml dịch quả, hàm lượng vitamin C 30-32mg/100ml dịch quả; năng suất khá cao (20-30kg/cây/năm ở cây 4-5 năm tuổi). Cây có khả năng thích nghi với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao (ở tỉnh Lâm Đồng).

Giống cam Mật không hạt có khả năng ra hoa rất mạnh, nhưng do bản chất không hạt làm ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả và năng suất, có thể khắc phục bằng cách trồng xen với các giống cam, quýt thương phẩm khác.

Để đảm bảo cho quả vừa có chất lượng cảm quan bên ngoài, vừa có mùi vị ngọt và đặc trưng bên trong, nên thu hoạch quả cam Mật không hạt ở tuần thứ 33-34 sau khi hoa nở. Quả cam Mật không hạt có thể bảo quản 12-13 tuần ở nhiệt độ 8oC, ở nhiệt độ này quả có chất lượng ổn định, vỏ quả có màu vàng tươi.

Đây là giống cam quý, hình dạng đẹp, phẩm chất ngon, năng suất khá cao, đặc biệt tính không hạt ổn định; đã được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thức giống cam Mật không hạt là giống cây trồng mới để sản xuất tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2009. Tháng 04 năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa giống cam Mật không hạt vào danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Giống Dưa Bở Vàng Thơm Số 1 Giống Dưa Bở Vàng Thơm Số 1

Thời gian sinh trưởng 70-75 ngày. Thích hợp trồng trong vụ xuân hè, vụ hè tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Dạng hình khỏe, thân và lá xanh đậm, khả năng phân nhánh trung bình.

04/01/2012
Cách Ra Bầu Cây Con Đạt Tỷ Lệ Sống Cao Cách Ra Bầu Cây Con Đạt Tỷ Lệ Sống Cao

Hạt giống được gieo trong cát nhỏ (loại cát trát tường nhà), gieo dày như gieo mạ, lấp lớp cát nhỏ lên trên hạt khoảng 1-2 cm tuỳ từng loại hạt. Ví dụ hạt các loại rau, hạt cây có vỏ mỏng, mềm lấp mỏng; hạt cây ăn quả, cây lâm nghiệp, hạt có vỏ dày cứng lấp sâu. Tốt nhất các loại hạt đem ngâm đủ nước, nếu mùa lạnh đem ủ ấm đến nứt nanh 20-30% đem gieo

03/07/2011
Nỗ Lực Trồng Lại Cao Su Nỗ Lực Trồng Lại Cao Su

Ông Lê Văn Đức, Trưởng phòng Cây công nghiệp - Cây ăn quả, Cục Trồng trọt, cho biết: Đợt rét đậm, rét hại kéo dài liên tiếp các năm 2008 và 2010 là nguyên nhân gây thiệt hại nặng cho cây cao su tại vùng Đông Bắc. Thống kê thời gian đó, tại Đông Bắc đã thiệt hại khoảng 80,7% trong tổng số 1.999 ha, tính đến thời điểm 2010 (Hà Giang thiệt hại nặng nhất với khoảng 97% tổng diện tích, Yên Bái trên 60%...).

02/03/2012
Giống Thanh Long Ruột Đỏ H14 Long Định Giống Thanh Long Ruột Đỏ H14 Long Định

Giống thanh long ruột đỏ là của viện cây ăn quả miền Nam - Long Định 1, tỉnh Tiền Giang, tác giả lai giống là nhóm thạc sỹ Oanh Yến. Cây sinh trưởng mạnh, cành to và dài. Khả năng cho hoa và đậu trái khoảng từ 6 đến 8 tháng sau khi trồng, cho quả tập trung từ tháng 3 - 10

22/10/2011
Kỹ Thuật Trồng Cỏ Vetiver Kỹ Thuật Trồng Cỏ Vetiver

Việc tu sửa và gia cố các tuyến đường giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng là hết sức cần thiết. Một trong những cách gia cố đơn giản và hiệu quả đó là trồng cỏ Vetiver. Vì cỏ Vetiver hạn chế rất nhiều khả năng sạt lở, sói mòn đất trên các taluy giao thông. Đặc biệt, cỏ Vetiver đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây bản địa phát triển, góp phần phục hồi nhanh chóng cảnh quang tự nhiên và nhanh chóng ổn định taluy đường giao thông. Trong khuôn khổ của bài viết này xin được giới thiệu v

05/11/2011