Trang chủ / Rau củ quả / Cà chua

Giống Cà Chua Kim Cương Đỏ Chống Chịu Bệnh Sương Mai

Giống Cà Chua Kim Cương Đỏ Chống Chịu Bệnh Sương Mai
Ngày đăng: 17/07/2012

Đây là giống được nhập nội từ nguồn giống cà chua lai F1 của Trại nghiên cứu thuộc Tập đoàn Syngenta ở Thái Lan. Báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết: Từ giữa năm 2006 đến nay Cty CP BVTV An Giang phối hợp với TT Khuyến nông Lâm Đồng đưa giống cà chua lai F1 Kim Cương Đỏ vào trồng thử nghiệm trên diện tích 800ha ở 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng cho kết quả rất tốt.

Theo đánh giá của các cán bộ kỹ thuật và các nhà vườn giàu kinh nghiệm trồng cà chua ở đây thì giống Kim Cương Đỏ có nhiều ưu điểm nổi bật như: là giống sinh trưởng vô hạn nên thời gian sinh trưởng, ra hoa, đậu quả và cho thu hoạch kéo dài nên cho sản lượng cao; giống cho năng suất cao (4-6kg/cây), quả to, đều, chất lượng tốt, vỏ cứng nên có thể bảo quản lâu và thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa; đặc biệt giống Kim Cương Đỏ có khả năng chống chịu rất tốt với bệnh sương mai trong khi các giống cà chua khác được dùng làm đối chứng đều bị nhiễm bệnh nặng.

Mùa mưa năm 2006, gia đình chị Nga ở xã Lạc Lâm (Đơn Dương) trồng 1,7ha, bán được 100 triệu đồng nhờ giống cà chua Kim Cương Đỏ. Năm 2007 gia đình chị Trang, anh Sy ở khu vực sông Đa Nhim (khu phố II, thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng) trồng 2 công cà chua Kim Cương Đỏ thu 8 tấn bán với giá 3.000 đồng/kg trong khi hầu hết các hộ khác đều thất bát do cà chua bị nhiễm bệnh sương mai nặng. Kết quả của các mô hình thử nghiệm đều cho thấy Kim Cương Đỏ là giống cà chua chống bệnh sương mai tốt nhất, nên được bà con Lâm Đồng chọn gieo trồng nhiều nhất.

Để có thể đạt được năng suất cao, chất lượng tốt, đặc biệt là khả năng chống chịu bệnh sương mai của giống Kim Cương Đỏ tốt, theo khuyến cáo của Cty CP BVTV An Giang, ngoài kỹ thuật trồng cà chua thông thường, bà con cần đặc biệt chú ý thêm một số biện pháp kỹ thuật sau đây:

1. Chuẩn bị đất trồng: Nên chọn đất thịt màu mỡ, cao ráo, tưới tiêu thuận tiện. Không trồng lại ở những ruộng đã bị nhiễm bệnh vụ trước. Muốn trồng lại cà chua cần luân canh với các cây trồng khác ít nhất 2 vụ để cắt đứt nguồn bệnh. Phơi đất, bón vôi bột (50kg/1.000m2) trước khi trồng 10 ngày. Bón lót (tính cho 1 công 1.000m2): 2-2,5 tấn phân chuồng ủ hoai + 50kg NPK 16-16-8 + 25 kg supe lân và phân vi sinh rồi lên luống, phủ bạt.

2. Trồng và chăm sóc: - Mùa nắng nên trồng hàng kép để tăng mật độ, tăng năng suất bằng cách trồng 2 hàng trên luống: hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 40-50cm (2.000-3.000 cây/1.000m2). Mùa mưa nên trồng hàng đơn để tiện chăm sóc và hạn chế bệnh hại.

- Bón thúc (lượng phân bón tính cho 1.000m2): Thúc lần 1 sau trồng 10 ngày với lượng 10kg urê hoặc phân DAP. Thúc lần 2 sau trồng 20-25 ngày với lượng 30kg NPK 16-16-8 hoặc bón 20kg phân tím Đức (15-5-20+TE) +5-7 kg phân canxi + 5-7kg kali sunphat. Thúc lần 3 cách lần 2 từ 15-20 ngày với 25 kg NPK 20-20-15 hoặc 15 kg phân tím Đức + 7-10 kg kali sunphat. Muốn kéo dài thời gian thu hoạch bà con nên hòa 5% phân tím Đức vào nước để tưới định kỳ 5-7 ngày/lần.

- Làm giàn theo kiểu chữ A hoặc kiểu hàng rào (cao 1,8-2m), khi cây cao 40-45cm bấm ngọn cho phân cành. Mỗi cây chỉ để lại 2 nhánh (hàng đơn), 1 nhánh (hàng kép), tỉa bỏ hết các nhánh phụ để tập trung dinh dưỡng nuôi thân chính sẽ ra nhiều hoa, đậu nhiều quả. Khi cây vươn tới đỉnh giàn thì cắt ngọn luôn. Giống Kim Cương Đỏ đậu trái tốt nên từ chùm hoa thứ 5 trở đi bà con nên tỉa bớt trái, chỉ nên để lại 4 trái/chùm sẽ cho trái to, đồng đều, năng suất cao, bán được giá.

- Chọn thu hái lần lượt những trái bắt đầu có ánh vàng để 1-2 hôm sẽ chín đều, không nên thu xanh để dấm bằng hóa chất gây độc hại cho người sử dụng.


Có thể bạn quan tâm

Phòng Và Trừ Sâu Đục Trái Cà Tím Phòng Và Trừ Sâu Đục Trái Cà Tím

Ngoài sâu xám, rệp sáp, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm nâu, bệnh sương mai... cây cà tím còn bị sâu đục trái thường xuyên gây hại

13/02/2011
Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Hiệu Quả Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Hiệu Quả

2Lúa xin giới thiệu phương pháp trồng Cà Chua. Cây cà chua có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ Đông ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Trung Bộ. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc có thể gieo trồng từ tháng 9, tháng 10, kết thúc thời vụ trước tháng 12.

14/01/2011
Kỹ Thuật Mới Thâm Canh Cà Chua Vụ Đông Kỹ Thuật Mới Thâm Canh Cà Chua Vụ Đông

Giống: Nên chọn các giống có khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh tốt, loại hình sinh trưởng vô hạn, thời gian cho quả kéo dài sẽ cho sản lượng cao, hiệu quả thu nhập lớn. Hiện thị trường đang có các giống dùng để ăn tươi hoặc sản xuất cà chua cô đặc tốt như: P/S, BM 199, VL 2910, VL 2922 của Mỹ; các giống TN 01, TN 05, TN 09, TN 129, TN 148... của Ấn Độ, Đài Loan. Đây là những giống cà chua thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, thời gian cho quả kéo dài, có khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh và khả năng chống chịu một số sâu bệnh cao, đặc biệt là bệnh héo xanh.

06/01/2012
Quy Trình Quản Lý Dịch Hại Cà Chua Quy Trình Quản Lý Dịch Hại Cà Chua

Cày đất phơi ải tốt nhất 1 tháng, ít nhất 1 tuần nhằm diệt nhộng của sâu xanh, sâu vẽ bùa, mầm bệnh, mầm cỏ dại và tuyến trùng

18/02/2011
Bệnh Thối Gốc Có Tơ Và Thối Trái Có Hạch Bệnh Thối Gốc Có Tơ Và Thối Trái Có Hạch

Bệnh thường tấn công ở vùng gốc sát mặt đất, vết bệnh thường được bao phủ một lớp tơ dày màu trắng, phần vỏ cây nơi vết bệnh bị thối nhũn. Ở trái bệnh thường tấn công giai đoạn trái già đến chín và tấn công từ dưới lên, chỉ tấn công những trái sát mặt đất làm trái bị thối mềm và có lớp tơ màu trắng bao phủ và đôi khi ta thấy có hạch nấm màu nâu đỏ đến đen

09/08/2011