Giới Thiệu Tôm He Nhật Bản
Loài: Tôm He Nhật Bản (Thẻ bông)Tên khoa học: Penaeus (Marsupenaeus) japonicus Bate, 1888
Tên tiếng Anh: Kuruma prawn
1. Đặc điểm hình thái:
Chuỷ có hướng chúc xuống, đoạn nhọn cuối chuỷ hơi cong lên, bằng hoặc ngắn hơn râu I, mép trên có 8 - 11 răng, phần nhọn không có răng, mép dưới có 1 - 2 răng. Gờ sau chuỷ dài đến mép sau vỏ đầu ngực, có rãnh giữa rất sâu kéo dài tới cuối gờ. Gờ bên chuỷ song song với gờ sau chuỷ, rãnh bên chuỷ hơi hẹp hơn gờ sau chuỷ trán. Gờ gan rõ ràng. Từ giữa đốt bụng IV đến đốt VI có gờ lưng. Đốt đuôi hơi dài hơn đốt VI, mặt lưng có rãnh dọc sâu, hai bên có 3 đôi gai lay động. 5 đôi chân bò đều có nhánh ngoài.
Petasma : Phiến bên cong về phía bụng, đỉnh phiến giữa hình thành u lồi lệch về phía bụng, vượt quá đỉnh phiến bên. Thelycum ở giữa đôi chân bò IV và V. Túi nhận tinh dạng trụ tròn, miệng túi ở phía trước.
Khác với các loài trong giống này, trong túi nhận tinh là một túi rỗng, sau khi thụ tinh, có thể thấy ở miệng túi nhận tinh có một phiến sừng hoá.
Thân màu nâu sáng, mặt vỏ có hoa vân ngang màu xanh lơ hoặc xám nhạt, vỏ đầu ngực có các vòng màu nâu tối, vàng nhạt và cam xen kẽ. Chân bơi và chân bò màu vàng viền đỏ, giữa nhánh đuôi có màu nâu, phần sau màu lục, viền lông màu hồng. Chân bò dày đặc các lông màu lam.
2. Phân bố:
Rộng rãi trên thế giới. Đông Phi, Hồng Hải, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Malaixia, Philippin, Trung Quốc; khắp ven biển Việt Nam, có nhiều ở vịnh Bắc bộ và ven biển miền Trung.
3. Sinh học - sinh thái:
Phân bố từ đầm vịnh có độ sâu vài mét tới vùng biển sâu 100m, nhưng khá nhiều ở vùng biển từ 5 - 15m, đáy cát bùn. Thích ứng với độ mặn tương đối cao 28 - 35%o, vì vậy chỉ xuất hiện trong các đầm phá vào mùa khô. Thức ăn thay đổi theo giai đoạn phát triển, thời kỳ ấu trùng chủ yếu ăn các loài vi to, khi lớn chủ yếu ăn sinh vật đáy, có ăn kèm một số thực vật và động vật nổi. Mùa vụ sinh sản từ tháng 10 đến tháng 3 - 4 năm sau, các tháng khác cũng có thể bắt gặp số ít cá thể thành thục.
4. Mùa vụ khai thác: Tuỳ theo loại nghề, nhưng thường từ tháng 2 đến tháng 11.
5. Kích thước khai thác: 10 - 16cm, khoảng 70gam.
6. Khả năng nuôi: Rất tốt, loài có kích thước lớn.
7. Ngư cụ khai thác: Lưới giã tôm, lưới đáy
8. Dạng sản phẩm: Ăn tươi hoặc đông lạnh
Có thể bạn quan tâm
Phân bố từ đầm vịnh có độ sâu vài mét tới vùng biển sâu 100m, nhưng khá nhiều ở vùng biển từ 5 - 15m, đáy cát bùn. Thích ứng với độ mặn tương đối cao 28 - 35%o, vì vậy chỉ xuất hiện trong các đầm phá vào mùa khô
Tôm he Nhật Bản là một đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Ưu điểm của đối tượng này là có thể sống và phát triển tốt ở mùa thu đông (nhiệt độ thấp và độ muối cao) khi mà nghề nuôi đang thiếu vắng đối tượng.
Ở nước ta, tôm he Nhật Bản được nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, tôm thích nghi với môi trường có độ muối từ 20- 40‰, nhiệt độ từ 26 - 30oC
Nhiễm trùng vi khuẩn trên tôm he chủ yếu do tôm bị stress vì các tổn thương do điều kiện môi trường kém hoặc do hóa chất. Sự thâm canh hóa trong nuôi tôm làm tôm dễ bị stress kết quả tôm dễ bị nhiễm bệnh.
Tôm he Nhật Bản là một đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Ưu điểm của đối tượng này là có thể sống và phát triển tốt ở mùa thu đông (nhiệt độ thấp và độ muối cao).