Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Giới thiệu kỹ thuật nuôi chạch đồng

Giới thiệu kỹ thuật nuôi chạch đồng
Ngày đăng: 29/05/2015

Do đó giá chạch thương phẩm liên tục tăng và khan hiếm. Trước thực trạng giá chạch thương phẩm cao đã thúc đẩy các nhà sản xuất phải cho đẻ nhân tạo và nuôi thương phẩm loài này. Sau gần 2 năm nghiên cứu, đến nay đã sản xuất được chạch giống và nuôi thương phẩm ở nhiều nơi trên cả nước. Chạch thương phẩm đã được bán nhiều trên thị trường với giá khoảng 100.000 đồng/kg (cỡ khoảng 50 con/kg).

Để biết thêm về mô hình nuôi chạch đồng, chúng tôi xin hướng dẫn tóm tắt quy trình nuôi chạch thương phẩm để bà con nghiên cứu áp dụng.

1. Chuẩn bị ao, bể nuôi chạch

Bà con có thể nuôi chạch ở ao đất, bể xi măng, bể lót bạt, tùy theo điều kiện đầu tư để quyết định diện tích nuôi. Nên thiết kế ao, bể có diện tích vừa phải, từ 5‑10m2 để thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý, thu hoạch. Ao, bể chủ động nước, cống lấy nước vào, tháo ra đối diện nhau là tốt nhất, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

2. Chuẩn bị giống

Để tránh hao hụt nhiều, bà con nên mua giống cỡ lớn (khoảng 300 con/kg), chọn con giống đều cỡ, màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, không xây xát, không bệnh tật.

3. Quản lý và chăm sóc

Trước khi thả nuôi, phải tắm phòng bệnh cho chạch giống bằng nước muối 3% từ 10-15 phút, hoặc tắm bằng Povidine liều lượng 5ml/m3 nước. Mật độ thả 50-100 con/m2, sau 3 tháng có thể bán chạch thương phẩm.  Chạch dễ nuôi hơn lươn, thức ăn của chạch đơn giản hơn (chạch ăn mùn bã hữu cơ), khi chạch còn nhỏ cho ăn thức ăn có độ đạm trên 30%, sau đó giảm dần, 30 ngày nuôi sau cho chạch ăn thức ăn có độ đạm 20 -25%, cho ăn 2 lần/ngày (sáng, chiều tối). Tỷ lệ thức ăn trung bình 1,4.

4. Phòng bệnh và trị bệnh

- Phòng bệnh: Chạch ít bị bệnh hơn lươn, tuy nhiên nếu để nước ô nhiễm nhiều ngày thì chạch cũng dễ bị bệnh. Chạch có thể bị nấm, đốm đỏ lở loét, bệnh đường ruột... Để phòng bệnh nên trộn thêm vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn cho chạch, định kỳ cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần 3-5 ngày liên tục. Ngoài ra còn phải cho ăn 4 đúng (đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng thời gian, đúng vị trí). Chú ý thay nước định kỳ không để nước ô nhiễm.

- Trị bệnh: Khi phát hiện chạch bị nấm có thể tắm cho chạch bằng các loại hóa chất sau: nước muối 3%; hoặc KMnO4 liều lượng 20g/1m3 nước, thời gian 10-15 phút.

Trộn kháng sinh vào thức ăn cho chạch ăn: Doxycyline 0,2-0,3g/1kg thức ăn; Oxytetracyline 2-4g/kg thức ăn, cho ăn 5-7 ngày liên tục.

5. Thu hoạch

Khi chạch đạt giá trị thương phẩm, trước khi xuất bán 1 ngày không cho chạch ăn, không dùng kháng sinh trước khi xuất bán 15 ngày. Đánh bắt cẩn thận không để chạnh sây xát, cho chạch vào thùng xốp, không cho nước, hoặc cho ít nước để chạnh không bị khô da.

Tags: nuoi ca chach dong, nuoi ca chach, nuoi thuy san


Có thể bạn quan tâm

Lời kêu gọi khẩn cấp kiểm soát sự lây lan của vi bào tử trùng Microporidian Lời kêu gọi khẩn cấp kiểm soát sự lây lan của vi bào tử trùng Microporidian

Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một bênh vi bào tử ký sinh và lần đầu tiên được mô tả và đặt tên từ loài tôm sú loại to hoặc tôm sú đen P.monodon từ Thái Lan năm 2009 (Tourtip et al. 2009. J. Invertebr. Pathol. 102: 21-29).

11/01/2015
Ngăn chặn dịch bệnh trên tôm, tiến tới thành công Ngăn chặn dịch bệnh trên tôm, tiến tới thành công

Hiện nay tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra nhiều nơi. Kết quả quan trắc môi trường cho thấy, mẫu giáp xác ngoài tự nhiên còn phát hiện dương tính đối với bệnh đốm trắng khá cao.

09/01/2015
Sục khí cho ao nuôi tôm hiệu quả bằng cách nào? Sục khí cho ao nuôi tôm hiệu quả bằng cách nào?

Ôxy là một thông số môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sinh sản nhờ vào tác động trực tiếp của nó đến lượng tiêu thụ thức ăn, sự trao đổi chất của vật nuôi và tác động gián tiếp của nó đến điều kiện môi trường.

06/01/2015
Tảo lam, cách xử lý và phòng ngừa tảo lam Tảo lam, cách xử lý và phòng ngừa tảo lam

Tảo lam không những có ảnh hưởng ích lợi cho ao nuôi vì sự hiện diện và phát triển của chúng ngoài việc gây ra các tình trạng thiếu ôxy, chúng còn có thể tiết chất độc gây bệnh gan tụy, phân trắng, tiết mùi hôi làm tôm nuôi có mùi lạ.

04/01/2015
Cách diệt giáp xác, cá tạp trong ao hiệu quả Cách diệt giáp xác, cá tạp trong ao hiệu quả

Trong giai đoạn xử lý nước đầu vụ nuôi thì việc diệt trừ được triệt để cá tạp đóng vai trò rất quan trọng tới hiệu quả nuôi cá, tôm. Rotenon và saponin là 2 hợp chất chủ yếu được dùng để diệt cá tạp, giáp xác.

03/01/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.