Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Giảm stress nhiệt vào mùa nóng

Giảm stress nhiệt vào mùa nóng
Tác giả: Hoàng Yến
Ngày đăng: 15/06/2018

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chất phụ gia có thể làm giảm stress nhiệt đối với gia cầm rất hiệu quả. Chúng có thể làm giảm lượng nhiệt sinh ra trong quá trình tiêu hóa và trao đổi chất, cải thiện sự thoải mái và sức khỏe của động vật.

Cung cấp vitamin, khoáng chất đầy đủ cho gà mùa nóng. Ảnh: Vũ Mưa

Ảnh hưởng của stress nhiệt

Gia cầm có thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trong phạm vi hẹp của nhiệt độ môi trường (16 - 260C). Ở vùng nhiệt đới, hầu như quanh năm nhiệt độ môi trường thường trên khoảng giới hạn này. Tuy nhiên, vào mùa hè, nhiệt độ đang dần tăng cao, nhất là các tỉnh phía Bắc, nhiệt độ gia tăng đến khoảng 35 - 370C. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển của gia cầm, thậm chí dẫn đến việc vật nuôi sẽ bị giết chết vì sốc do nhiệt độ quá cao.

Một trong những tác động chính của stress nhiệt với gia cầm là giảm ăn. Sự suy giảm cảm giác ngon miệng sẽ dẫn đến việc không đảm bảo đủ năng lượng cần thiết cho các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể như chuyển hóa protein và carbohydrate. Giảm lượng thức ăn cũng dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến sức đề kháng và tăng trưởng của gia cầm thịt; ảnh hưởng đến sức đề kháng, năng suất, kích thước, chất lượng trứng và tỷ lệ nở của gà đẻ. Cùng đó, khoang mũi, có khả năng lọc vi khuẩn và bụi bẩn từ không khí vào hệ thống hô hấp, nhưng khi gia cầm hít thở bằng cách mở miệng do nóng, chúng sẽ bỏ qua hệ thống lọc vi khuẩn này và có thể dễ dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp. Khi nhiệt độ cơ thể của gia cầm tăng cao, phổi sẽ tăng cường hô hấp, biểu hiện gia cầm ngẩng đầu thở hổn hển để giảm nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, quá trình tăng hô hấp này sẽ làm giải phóng carbon dioxide trong máu qua phổi, dẫn đến bị mất cân bằng lượng axit trong máu, máu nghiêng kiềm. Nó được cho là Arukarojisu của đường hô hấp, điều này sẽ gây ra hiện tượng thay đổi nồng độ bicarbonate và canxi trong máu. Kết quả là, làm giảm canxi cacbonat dưới mức cần thiết cho việc hình thành vỏ trứng của gia cầm.

Các chất phụ gia

Từ những ảnh hưởng trên, một số phương thức cho ăn đã được sử dụng để giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi của nhiệt độ cao đến năng suất gia cầm. Ðặc biệt là việc sử dụng các chất phụ gia.

Natri bicacbonat (NaHCO3): Các bicacbonat của natri và kali có vai trò quan trọng khi tham gia vào thành phần các hệ thống đệm của máu, giữ cân bằng axit - kiềm trong cơ thể gia cầm. Với việc bổ sung 0,1 % Natri bicacbonat có thể cải thiện lượng thức ăn ăn vào, đặc biệt ở thú lớn. Tuy nhiên, khi bổ sung cho gia cầm cần chú ý đến liều lượng để tránh tình trạng mất cân bằng điện giải của khẩu phần tối ưu.

Kali clorua (KCl) và Aamoni clorua (NH4Cl): Ðây là hai chất đã được chứng minh là cải thiện hiệu suất tăng trưởng, đặc biệt là ở gà thịt. Kali tham gia vào quá trình cân bằng điện giải ở tế bào ảnh hưởng đến sự hô hấp. Thiếu kali dẫn đến mất cân bằng điện giải nội bào, là nguyên nhân chính gây rối loạn trong quá trình trao đổi chất. Ðây là một vấn đề thực tế xảy ra trong quá trình stress nhiệt, ở những nơi thường tăng cường cân bằng điện giải khẩu phần. Do đó, cần tránh bổ sung quá nhiều muối này.

Vitamin C: Vitamin C đóng vai trò tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, tăng cường các phản ứng ôxy hóa khử, kích thích sự sinh trưởng và đổi mới tổ chức tế bào, tăng cường khả năng tạo huyết sắc tố, thúc đẩy sự đông máu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Vitamin C cũng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm các triệu chứng của stress nhiệt bằng cách giảm stress ôxy hóa và cải thiện miễn dịch trong điều kiện căng thẳng. Kết quả tốt nhất khi được sử dụng với hàm lượng tối ưu của Vitamin E và selenium (Se hữu cơ hấp thu tốt hơn), Vitamin E và Se là một phần của gói chống ôxy hóa, đặc biệt trong chế độ ăn giàu chất béo. Vitamin C được tổng hợp trong cơ thể nhưng trong những trường hợp gia cầm bị bệnh hoặc trong tình trạng stress thì nên cung cấp Vitamin C qua thức ăn hoặc nước uống cho gia cầm với liều 100 - 500 mg/kg thức ăn.

Betaine: Betaine được biết đến như là một chất nhường nhóm methyl (một phần nhu cầu về methionine), betaine cũng là một chất điều chỉnh osmolyte mạnh, có lợi cho động vật bị mất nước (chẳng hạn nái đang cho con bú cần uống đủ nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa). Thông qua chế độ hoạt động như một osmolyte, betaine tự nhiên giúp tăng cường giữ nước/hấp thu và giảm chi phí năng lượng thông qua các tác động tích cực của nó tới cân bằng nước và ion trong tế bào Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc bổ sung betaine tự nhiên có thể dẫn đến những cải thiện sức khỏe đường ruột - nơi có thể bị suy yếu bởi những trở ngại như stress nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường tăng, lưu thông máu sẽ ưu tiên cho da để giải phóng nhiệt. Ðiều này làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày và ruột, do đó dẫn đến suy giảm tiêu hóa và làm giảm khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng. Betaine hoạt động bằng cách cân bằng lượng nước trong tế bào và làm giảm tác động tiêu cực của các ion vô cơ tích tụ làm mất ổn định các enzyme tế bào và các protein khác (điều này xảy ra khi các muối được mô tả ở trên bị sử dụng quá mức). Betaine đặc biệt hữu ích trong trường hợp động vật chỉ có nước mặn để uống, ví dụ trường hợp ở những khu vực ven biển.

Sodium zeolit: Là một loại đất sét tự nhiên (và cũng là một chất hấp thụ mycotoxin tốt) đã được chứng minh là làm giảm tác động của stress nhiệt (đối với gà đẻ, nhưng có thể được giả định một cách an toàn rằng sodium zeolit sẽ có tác dụng tương tự ở thú dạ dày đơn khác, điều này cần được xác minh thêm). Mặc dù phương pháp hoạt động chính xác của Sodium zeolit không được biết đến, nhưng người ta suy đoán rằng zeolit natri hoạt động như một chất đệm trong hệ thống dạ dày - ruột, giảm hiện tượng kiềm có liên quan đến việc thở dốc của động vật.

Enzyme: (Chỉ xem xét carbohydrase) được sử dụng trong quá trình stress nhiệt có thể làm tăng mật độ năng lượng thức ăn để giảm lượng ăn vào. Thực tiễn này được thực hiện cùng với việc cắt giảm chất xơ, thô, chất tạo ra nhiều nhiệt nhất từ quá trình tiêu hóa. Tăng lượng dầu, mỡ trong khẩu phần tạo ra nhiệt ít nhất. Không có sự điều chỉnh công thức hoặc chất bổ sung đơn lẻ nào có thể bù đắp hoàn toàn những tác động tiêu cực của stress nhiệt. Nhưng khi là một phần của một chương trình toàn diện, các chất phụ gia này có thể giúp phục hồi một phần năng suất bị mất.

Để hạn chế stress nhiệt trên gia cầm, người nuôi không nên cho ăn vào thời điểm nóng nhất trong ngày, nên cho ăn vào buổi sáng sớm và chiều tối sẽ đạt hiệu quả cao. 


Có thể bạn quan tâm

Lợi ích kiến vàng với cây trồng Lợi ích kiến vàng với cây trồng

Phương pháp áp dụng nuôi kiến vàng trên cây có múi của TS Nguyễn Thị Thu Cúc (Đại học Cần Thơ) đã thuyết phục được các nhà làm vườn tham ứng dụng.

15/06/2018
Côn trùng: 3 hợp chất lành mạnh làm thức ăn chăn nuôi Côn trùng: 3 hợp chất lành mạnh làm thức ăn chăn nuôi

Côn trùng là nguyên liệu đầy hứa hẹn cho TĂCN vì chúng không chỉ chứa các chất dinh dưỡng có giá trị mà còn chứa các hợp chất đặc biệt có khả năng điều chỉnh hệ

15/06/2018
Nên sử dụng bột cá nuôi gia cầm? Nên sử dụng bột cá nuôi gia cầm?

Từng được coi là một nguyên liệu chuẩn về hàm lượng dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm, nhưng hiện nay, người chăn nuôi lại đang cân nhắc sử dụng bột cá vì giá

15/06/2018