Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm diện tích cao su trồng mới

Giảm diện tích cao su trồng mới
Ngày đăng: 01/07/2015

Năm 2015, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giao cho 2 đơn vị: Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên và Công ty Cổ phần Cao su Mường Nhé - Điện Biên thực hiện kế hoạch trồng mới, tái canh là 390ha. Trong đó, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên trồng 190ha (gồm 30ha trồng mới và 160ha trồng tái canh); Công ty Cổ phần Cao su Mường Nhé - Điện Biên trồng 200ha (gồm 100ha trồng mới và 100ha trồng tái canh). So với những năm trước kế hoạch trồng mới tại Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên giảm mạnh, bằng 5,8% so với năm 2014. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên đến thời điểm này, Công ty mới thực hiện trồng mới được hơn 70% kế hoạch.

Ông Phan Văn Lợi, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên cho biết: Kế hoạch trồng mới năm nay gặp nhiều khó khăn do diện tích trồng mới đều là trồng vét, mỗi khu vực chỉ một vài héc ta để đảm bảo yếu tố liền vùng liền khoảnh; tuyệt đối không khai hoang trồng mới. Do trồng vét, địa bàn thường ở vùng sâu, vùng xa, diện tích nhỏ lẻ, manh mún nên quá trình vận chuyển cây giống, phân bón cực kỳ khó khăn, nhất là trong mùa mưa. Vì vậy sau gần 1 tháng triển khai Công ty trồng mới được khoảng 20ha và trồng tái canh gần 80ha.

Thêm một nguyên nhân làm kế hoạch trồng mới cao su chậm là do một số diện tích đã khai hoang từ năm trước, hạ băng, đào hố, lấp phân nhưng khi vào vụ bà con giữ đất không cho doanh nghiệp trồng vì chưa nhận được hết tiền hỗ trợ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trồng cao su theo Quyết định số 16 ngày 30/5/2011 của UBND tỉnh. Tại huyện Tuần Giáo, diện tích giao trồng mới hơn 21ha, nhưng đến thời điểm này mới trồng được hơn 4ha tại xã Mùn Chung, còn 16ha tại bản Co Phát (xã Nà Tòng) chưa thể triển khai trồng mới vì bà con giữ đất do chưa nhận được hết số tiền hỗ trợ của tỉnh theo quy định.

Ông Nguyễn Đức Tính, Giám đốc Nông trường Cao su Tuần Giáo, cho biết: Việc người dân giữ đất ảnh hưởng khá nhiều đến tiến độ trồng mới. Theo tính toán sơ bộ, số tiền bà con chưa nhận đủ theo Quyết định 16 của UBND tỉnh tại bản Co Phát khoảng 70 triệu đồng. Để người dân yên tâm giao đất cho doanh nghiệp, chúng tôi sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức họp dân vào cuối tháng 6, vận động bà con giao đất, đẩy nhanh tiến độ trồng mới và phấn đấu hoàn thành trồng mới chậm nhất vào cuối tháng 7 tới.

Thực hiện chủ trương cắt giảm 30% suất đầu tư nông nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên và Công ty Cổ phần Cao su Mường Nhé – Điện Biên đều gặp khó khăn trong việc đầu tư trồng mới, chăm sóc vườn cây.

Suất đầu tư giảm buộc doanh nghiệp phải hạch toán, rà soát lại các hạng mục để cắt giảm cho phù hợp. Ông Phan Văn Lợi cho biết: Năm 2014 suất đầu tư cho 1 héc ta cao su là 173 triệu đồng thì năm 2015 chỉ còn 115 triệu đồng/ha. Do vậy, Công ty buộc giảm chi phí đầu tư, giảm nhân công, giảm lượng phân bón, các hạng mục xây dựng ngoài hàng rào, nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình trồng mới, chăm sóc, bảo vệ vườn cây.


Có thể bạn quan tâm

Trong Cái Khó, Ló Sáng Kiến Trong Cái Khó, Ló Sáng Kiến

Chỉ có 300 m2 đất vườn, nên ông Đồng Rân, ở thôn 2, xã Nghĩa Dõng (TP. Quảng Ngãi) quyết định tận dụng để chăn nuôi và trồng cà chua.

02/02/2014
Tạo Dựng Thương Hiệu Lúa Giống Tân Phú Bằng Chất Lượng Hạt Giống Tạo Dựng Thương Hiệu Lúa Giống Tân Phú Bằng Chất Lượng Hạt Giống

Những năm gần đây, ngoài sản xuất lúa hàng hóa, nông dân huyện Cai Lậy (Tiền Giang) còn nhân rộng mô hình sản xuất lúa giống. Những nông dân có điều kiện về đất đai, tâm huyết với nghề đã tập hợp, liên kết để cùng trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cung ứng lúa giống cho thị trường.

02/02/2014
Hà Tĩnh Khắc Phục Sự Cố 95,5 Tấn Giống Lúa Không Nảy Mầm Hà Tĩnh Khắc Phục Sự Cố 95,5 Tấn Giống Lúa Không Nảy Mầm

Bước vào sản suất vụ xuân 2014, tỉnh Hà Tĩnh đã phải tập trung khắc phục hậu quả sự cố 95,5 tấn giống lúa VTNA2 có tỷ lệ nảy mầm không đạt tiêu chuẩn do Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An cung ứng.

02/02/2014
Cơ Giới Hóa Trong Sản Xuất Mía Giúp Tăng Hiệu Quả Sản Xuất Cơ Giới Hóa Trong Sản Xuất Mía Giúp Tăng Hiệu Quả Sản Xuất

Sau khi thí điểm sử dụng 2 máy nâng xếp mía, năm 2013, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã đưa vào vận hành máy làm đất mía. Cùng với vụ thu hoạch mía 2013 - 2014, Dự án Cơ giới hóa trong sản xuất mía ở huyện đã cho thấy hiệu quả bước đầu.

02/02/2014
Hoà Mỹ Phát Triển Mô Hình Tôm Lúa Hoà Mỹ Phát Triển Mô Hình Tôm Lúa

Từ sau chuyển dịch cơ cấu sản xuất năm 2001, nông dân xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) thực hiện mô hình lúa - tôm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Qua thời gian “con tôm ôm cây lúa” đã chứng minh hướng đi đúng đắn trên bước đường chuyển dịch sản xuất.

02/02/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.