Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Giải quyết vấn đề tôm lột không cứng vỏ

Giải quyết vấn đề tôm lột không cứng vỏ
Tác giả: Thái Nam Việt
Ngày đăng: 12/05/2021

Lột vỏ (lột xác) là hiện tượng sinh lý bình thường của giáp xác, để tăng trưởng, giáp xác buộc phải lột bỏ lớp vỏ cũ và hình thành lớp vỏ mới. Tôm muốn lột xác được thì bắt buộc phải ăn đủ sức, hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, huy động calcium máu từ nguồn gan tụy. 

Tôm thường lột vỏ vào buổi tối, khoảng thời gian từ 22h – 2h, đối với TTCT thường lột vỏ tập trung vào các ngày giữa tháng (ngày 13, 14, 15) và các ngày cuối tháng (29, 30). Trong khoảng thời gian này, cần bổ sung đủ khoáng để tôm hấp thụ làm cứng vỏ nhanh. Trường hợp tôm lột xác nhưng vỏ không cứng lại, tôm rất dễ bị sốc môi trường và dễ nhiễm bệnh, nặng hơn có thể dẫn đến chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho vụ nuôi.

Nguyên nhân và tác hại

Khi tôm lột không cứng vỏ, tôm dễ bị các yếu tố gây bệnh tấn công làm tôm chết, do thời điểm này sức đề kháng của tôm rất yếu, dễ mẫn cảm với các mầm bệnh trong môi trường nước.

– Do dinh dưỡng: Tôm thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là thiếu Calci và Phosphor. Khi tôm lột xác, thường sẽ cứng vỏ lại sau 4 – 6h, nhưng nếu không cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết thì vỏ sẽ mềm, mỏng.

– Nền đáy ao dơ: Là nơi tích tụ những yếu tố gây bệnh cho tôm: khí độc NH3-NO2, thiếu ôxy nền đáy, vi khuẩn có hại… Tôm lột vỏ thường lẩn trốn ở nền đáy ao, nên sẽ tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây bệnh này.

– Độ mặn thấp, ít khoáng chất trong nước, lúc này, độc tính của NO2 sẽ cao hơn bình thường.

– Nuôi mật độ dày: Khi tôm lột vỏ, sẽ va chạm và đâm lẫn nhau gây chết tôm.

– Sụp tảo, tảo tàn: Làm ô nhiễm môi trường nước và đáy ao nuôi, tạo môi trường thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh phát triển, gây ảnh hưởng đến tôm.

Cách xử lý

– Cung cấp đủ khoáng chất;

– Nuôi mật độ vừa phải;

– Quản lý tốt chất lượng nước: Ổn định mật độ tảo, thức ăn và chất thải tôm, duy trì hợp lý các chỉ tiêu nước như độ mặn, ôxy hòa tan, khí độc…;

– Biện pháp sinh học: Dùng chế phẩm vi sinh xử lý nguồn nước cấp và môi trường nước trong quá trình nuôi nhầm ổn định chất lượng nước, ức chế vi khuẩn có hại và bổ sung lợi khuẩn để xử lý lượng chất hữu cơ dư thừa.

Đề xuất giải pháp từ Thái Nam Việt

Để đảm bảo sức khỏe tôm khi lột vỏ, người nuôi cần tạo môi trường thuận lợi cho tôm. Xử lý môi trường nước, đáy ao nuôi sạch trước khi tôm bắt đầu lột vỏ bằng cách kiểm tra các chỉ số môi trường nước để có biện pháp xử lý thích hợp. Sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nước và đáy ao nhằm ổn định chất lượng nước, ức chế vi khuẩn có hại, xử lý các yếu tố gây hại như khí độc… Ngoài ra, cần bổ sung khoáng chất vào môi trường nước để tôm hấp thụ đầy đủ khoáng chất giúp cho vỏ tôm nhanh cứng lại.


Có thể bạn quan tâm

Thức ăn cải thiện đề kháng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng trước EHP Thức ăn cải thiện đề kháng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng trước EHP

Ngoài siết chặt an toàn sinh học và theo dõi dịch bệnh, người nuôi tôm hiện nay có thể sử dụng thức ăn phòng trị bệnh mới để ngăn chặn các đợt bùng phát EHP

11/05/2021
Ambio cung cấp giải pháp cho bệnh phân trắng trên tôm Ambio cung cấp giải pháp cho bệnh phân trắng trên tôm

Bệnh phân trắng là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất với bà con nuôi tôm. Làm tôm chậm lớn, giảm năng suất, tăng FCR…

12/05/2021
Krill Tác động tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá hồi non Krill Tác động tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá hồi non

Bổ sung krill vào khẩu phần ăn của cá hồi non trong giai đoạn đầu tiên bắt đầu chuyển sang nuôi tăng trưởng trên biển – một trong những giai đoạn quan trọng

12/05/2021